Khi nhu cầu việc làm tiếng Trung tăng cao thì chủ đề phỏng vấn xin việc tiếng Trung cũng được quan tâm đặc biệt. Nhưng tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới, cách viết và nói khác nhau… khiến ứng viên cũng bị tâm lý hơn. Chưa kể nếu nhà tuyển dụng tiếng Trung kỹ tính, sử dụng nhiều “chiêu” để thử thách, sẽ gây khó khăn cho ứng viên nhất là với bạn chưa có kinh nghiệm.
Vậy có những kinh nghiệm nào giúp bạn vượt qua buổi phỏng vấn xin việc làm tiếng Hoa? Một vài chia sẻ sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Sử dụng lưu loát tiếng Trung
Để vượt qua rào cản tâm lý khi đối diện với nhà tuyển dụng thì đầu tiên là sử dụng tiếng Trung thành thạo. Bạn cần chắc chắn về năng lực này.
Bạn phải thể hiện khả năng nói, viết tiếng Trung trong suốt buổi phỏng vấn. Nhưng tiếng Trung nói và viết khá khác nhau. Khi phát âm, tiếng Trung đòi hỏi sự chính xác cao, dễ bị hiểu sai. Chưa kể tiếng Trung có nhiều câu hội thoại không nên dùng…
Để nắm chắc kiến thức này, bạn cần quá trình tích lũy. Trước buổi phỏng vấn, bạn hãy hỏi lại bạn bè, đồng nghiệp là người bản địa. Hoặc nhờ họ cùng luyện tập với cuộc hội thoại mô phỏng buổi phỏng vấn, để rèn luyện và rút ra bài học. Sự chuẩn bị này chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào buổi phỏng vấn thực tế.
Giao tiếp theo văn hóa phù hợp
Nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn có thể là người Trung Quốc hoặc không. Nhưng chắc chắn việc làm tiếng Trung sẽ liên quan ít nhiều tới văn hóa nước này. Do đó, việc của bạn là cần tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, cách thức giao tiếp cả họ. Đồng thời, hãy dành thời gian tìm hiểu về doanh nghiệp, về công việc ứng tuyển thậm chí là cá nhân nhà tuyển dụng.
Khi hiểu được họ là ai và có văn hóa giao tiếp đặc trưng nào, bạn cần khéo léo sử dụng văn hóa đó với cách thức, cử chỉ, ngôn ngữ phù hợp. Điều này chắc chắn sẽ thu hút và gây thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng tiếng Trung.
Tập trung làm rõ nội dung trong CV
Bạn nên biết, vào được phòng phỏng vấn trực tiếp, tức là nhà tuyển dụng đã ấn tượng với CV của bạn. Vì thế, hãy tập trung làm rõ hơn những nội dung bạn đã viết trong CV.
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu bản thân, ngoài thông tin ngắn gọn về tên tuổi, kinh nghiệm và chuyên môn thì bạn đừng quên nói thêm về mục tiêu trong công việc cũng như thành tích đã đạt được trong quá khứ nhờ vào kỹ năng nào và ra sao.
Câu trả lời của bạn cần rõ ràng, mạch lạc và đặc biệt cần có tính trung thực. Đó là phẩm chất mà nhà tuyển dụng tiếng Trung đánh giá rất cao.
Tìm hiểu trước câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Để giảm áp lực cho buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị trước nội dung cho các câu hỏi nhà tuyển dụng hay dùng.
Một số câu hỏi thường gặp như: Bạn hãy giới thiệu về bản thân? Bạn đã từng làm công việc này chưa? Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?…
Bạn hãy soạn trước câu trả lời, tập luyện trước thậm chí nhờ người khác đóng vai nhà tuyển dụng để thực hành. Việc chuẩn bị này chắc chắn sẽ mang lại sự tự tin và kết quả tốt cho bạn.
Thể hiện chuyên nghiệp, nghiêm túc
Nhà tuyển dụng tiếng Trung khá kỹ tính, yêu cầu cao với ứng viên. Vì vậy, nhất định bạn phải thể hiện sự chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Bạn hãy đến đúng giờ quy định buổi phỏng vấn. Đừng để nhà tuyển dụng chờ bạn. Hơn nữa, bạn cần có trang phục phù hợp. Nếu nhà tuyển dụng không có yêu cầu riêng thì bạn nên lựa chọn bộ đồ lịch sự. Sơ mi, quần âu chính là lựa chọn nếu bạn không có ý tưởng nào tốt hơn.
Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự nghiêm túc, coi trọng nhà tuyển dụng và luôn duy trì cảm xúc tích cực, tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi.
Cẩn trọng với “thủ thuật” của nhà tuyển dụng
Vì phỏng vấn việc làm tiếng Trung nên nhà tuyển dụng thường dùng ngôn ngữ Trung. Cũng vì thế, nhà tuyển dụng có thể dùng một số “thủ thuật” để kiểm tra trình độ, kỹ năng của ứng viên. Họ có thể đưa ra thông tin thiếu chính xác, mập mờ, biểu đạt bởi một số “tiếng lóng”, không phải tiếng phổ thông để thử thách sự hiểu biết, khả năng tập trung, sự thông minh của bạn. Nếu vượt qua, bạn sẽ được đánh giá rất cao. Ngược lại nếu “mắc bẫy”, bạn bộc lộ những non nớt về kinh nghiệm, kỹ năng.
Do đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy yêu cầu được nhắc lại câu hỏi, thông tin nếu chưa nghe rõ. Đồng thời tập trung tối đa để vượt qua thử thách của nhà tuyển dụng tiếng Trung.
Cuối cùng, dẫu kết quả buổi phỏng vấn ra sao thì bạn cũng đừng quên dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng tiếng Trung. Khi thể hiện được bạn là ai, có khả năng gì, đã làm được gì, sẵn sàng đóng góp cho công việc mới ra sao thì chắc chắn, cơ hội việc làm tiếng Trung cho bạn là rất rộng mở.
Nguyễn Lý