Thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?

0
518
Qúa trình trứng và tinh trùng phối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai để tạo thành hợp tử. Sau đó hợp tử này sẽ mất một thời gian nhất định để di chuyển vào bên trong tử cung để làm tổ. Nếu vì một lý do nào đó mà trứng sau khi thụ tinh không di chuyển vào bên trong buồng tử cung thì người ta gọi là tình trạng thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung là gì ?

 

Khi rụng trứng tức là các nang trứng vỡ ra, phóng thích noãn vào trong vòi trứng. Còn tinh trùng được xuất vào trong âm đạo thì chúng sẽ phải vượt qua âm đạo, cổ tử cung, buồng tử cung để đến được vòi trứng và gặp gỡ trứng tại 1/3 ngoài của vòi trứng. Qúa trình trứng và tinh trùng phối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai để tạo thành hợp tử. Sau đó hợp tử này sẽ mất một thời gian nhất định để di chuyển vào bên trong tử cung để làm tổ. Nếu vì một lý do nào đó mà trứng sau khi thụ tinh không di chuyển vào bên trong buồng tử cung thì người ta gọi là tình trạng thai ngoài tử cung. Các vị trí thai có thể làm tổ nếu không vào buồng trứng thường gặp nhất là: ở vòi trứng chiếm 95%, ở trên bề mặt buồng trứng chiếm 3%, chửa trong ổ bụng chiếm 2%.

 

thai ngoài tử cung, chửa ngoài tử cung, nguy hiểm, chửa ngoài tử cung vỡ, nguyên nhân thai ngoài tử cung, xử lý thai ngoài tử cung

nh minh ha

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai ngoài tử cung là gì?

 

– Do vòi trứng dị dạng bẩm sinh gây tắc hẹp vòi trứng.

 

– Do viêm nhiễm vòi trứng đặc biệt là viêm hay ứ dịch vòi trứng làm chít hẹp vòi trứng

 

– Do tạo hình vòi trứng trong trường hợp can thiệp y tế như nối vòi trứng sau triệt sản.

 

– Dính vòi trứng do hậu quả của của viêm tiểu khung hoặc sau can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cắt ruột thừa…

 

– Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) cũng làm tăng nguy cơ chửa ngoàI tử cung

 

– Do khối u chèn ép vào vòi trứng, lạc nội mạc tử cung vào trong lòng vòi trứng

 

Làm sao để biết được có thai ngoài tử cung ?

 

Tùy từng giai đoạn khác nhau mà các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau và những mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Thai phụ cần nắm được các dấu hiệu này để phát hiện dấu hiệu thai ngoài tử cung và đi khám sớm để hạn chế nguy hiểm do tình trạng thai ngoài tử cung gây ra.

 

Chửa ngoài tử cung chưa vỡ:

 

Với những trường hợp chửa ngoài tử cung nhưng chưa vỡ thì người bệnh có thể thấy các biểu hiện sau:

 

– Trễ kinh

 

– Có xuất hiện triệu chứng nghén thai như vú căng, buồn nôn, lợm giọng.

 

– Thử thai bằng que thử thai nhanh qua mẫu nước tiểu cho thấy que lên 2 vạch, hoặc xét nghiệm máu cho kết quả beta hCG dương tính tuy nhiên định lượng thì hCG thường thấp hơn trong chửa thường.

 

– Ra huyết: Ra ít, màu nâu đen, màu sôcôla, có khi lẫn màng, khối lượng và màu sắc không giống hành kinh.

 

– Đau bụng: Đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi đau thành cơn, mỗi cơn đau lại ra ít huyết.

 

– Thăm khám bác sỹ sẽ thấy tử cung mềm, phình nhưng vẫn nhỏ hơn so với tuổi thai. Cạnh tử cung có một khối mềm, di động, biệt lập với tử cung, sờ nắn sẽ gây đau.

 

– Siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas, siêu âm đầu dò không thấy hình ảnh túi thai trong tử cung.

 

Chửa ngoài tử cung vỡ: 

 

Là giai đoạn sau của trường hợp chửa ngoài tử cung chưa vỡ cho nên trường hợp này sẽ bao gồm các dấu hiệu của chửa ngoài tử cung chưa vỡ và người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng sau:

 

– Người bệnh thấy đau bụng đột ngột, dữ dội, đau lan khắp vùng hạ vị, âm đạo, tầng sinh môn, đau đến mức người bệnh có thể bị choáng, ngất xỉu.

 

– Toàn trạng người bệnh có thể có triệu chứng sốc do chảy máu quá nhiều trong ổ bụng: da tái xanh, nhợt nhạt, lạnh tay chân, nhịp thở gấp, mạch nhanh, hạ huyết áp, đau đớn gia tăng khi sờ nắn. Đôi khi có cảm ứng phúc mạc, đụng vào chỗ nào trên bụng cũng đau, gõ đục vùng thấp.

 

-Thăm âm đạo: Có huyết đen ra theo tay, túi cùng sau căng, đau. Di động tử cung rất đau.

 

-Siêu âm: Không thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung. Túi cùng Douglas có dịch.

 

-Chọc dò Douglas: Có máu đen loãng không đông.

 

Thể huyết tụ thành nang hay khối máu tụ trong ổ bụng.

 

Vòi trứng bị rạn nứt dần bọc thai bị sảy, máu chảy ít một rồi đọng lại một nơi nào đó trong hố chậu. Sau đó ruột, mạc nối lớn ở xung quanh bao bọc khu trú lại thành khối máu tụ có lớp vỏ bao bọc bên ngoài.

 

Dấu hiệu là:

 

– Người bệnh sẽ có triệu chứng chậm kinh, sau ra máu đen dai dẳng, ít một.

 

– Đau bụng vùng hạ vị có từng cơn, đau tăng rồi giảm đi.

 

– Có thể có triệu chứng chèn ép như táo bón, đái khó.

 

– Da xanh, ánh vàng do thiếu máu và tan máu.

 

– Toàn thân mệt mỏi, gầy sút, sốt nhẹ.

 

– Thăm âm đạo có khối chiếm cả vùng hố chậu, không thấy ranh giới rõ ràng, ấn đau tức.

 

– Thử thai lúc đầu có thể dương tính, nhưng sau thử lại thì có thể cho âm tính vì thai đã chết.

 

– Siêu âm tháy một vùng âm vang dày đặc. Chọc dò Douglas: có máu cục.

 

Thể chửa trong ổ bụng:

 

Thai có thể di chuyển ngược lại hướng bình thường, bám và phát triển tại buồng trứng, phần loa của vòi trứng, thậm chí là chui qua phần loa vòi rơi vào trong ổ bụng, rau thai bám lan rộng vào ruột, mạc treo ruột, các mạch máu lớn.

 

Người bệnh chửa ngoài tử cung ở ổ bụng:

 

– Đau bụng âm ỉ, có thể dội từng cơn.

 

– Có triệu chứng bán tắc ruột: buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện.

 

– Thăm âm đạo: Bên cạnh khối thai thấy tử cung nhỏ hơn, nằm tách biệt với khối thai. 

 

– Siêu âm: Tử cung thể tích bình thường, không có âm vang thai trong buồng tử cung, có hình ảnh túi ối, âm vang thai, hoạt động tim thai tách biệt với tử cung.

 

– Soi ổ bụng: Thấy khối thai nằm ngoài tử cung, tử cung và hai phần phụ bình thường.

 

Xử lý thai ngoài tử cung như thế nào?

 

– Thai ngoài t cung chưa v:

 

Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.

 

Mổ nội soi: Bảo tồn vòi trứng hoặc cắt vòi trứng khi đủ con.

 

Mổ mở: Cắt hoặc bảo tồn vòi trứng cho những bệnh nhân trẻ chưa có con.

 

– Thai ngoài t cung v:

 

Mổ cấp cứu, vừa hồi sức vừa mổ để tránh tình trạng nghiêm trọng do mất máu quá nhiều. Cắt vòi trứng và đặt sonde để dẫn lưu máu ra ngoài.

 

Cha ngoài t cung th huyết t thành nang

 

Phẫu thuật lấy hết máu tụ ở trong làm sạch ổ bụng để tránh gây dính ruột và tử cung phần phụ.

 

– Cha trong bng

 

Tùy tuổi thai và sức khỏe của sản phụ mà bác sỹ sẽ có hướng xử lý khác nhau, nếu như trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ sẽ phẫu thuật lấy thai ngay, còn nếu như trường hợp tiên lượng tốt có thể giữ đến khi em bé đủ tháng sẽ phẫu thuật đưa thai ra ngoài.

 

Kết luận:

 

Trường hợp chửa ngoài tử cung là một trong các tai biến sản khoa nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên hiện nay còn có rất nhiều người chủ quan hoặc không muốn đi khám sớm vì sợ ảnh hưởng đến em bé thì đó là một trong những quan điểm sai lầm. Vì thế nếu như trường hợp có quan hệ tình dục (kể cả khi áp dụng các phương pháp tránh thai vì không có một biện pháp tránh thai nào có hiệu quả tuyệt đối 100%) thì vẫn phải đi khám khi chu kỳ kinh nguyệt bị trễ từ trên 1 tuần để bác sỹ kiểm tra, nếu như có tình trạng thai ngoài tử cung sẽ được can thiệp sớm để được xử lý, tránh nguy hiểm đến tính mạng cũng như khả năng sinh sản về sau.

 

CSTY

Thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?

 

Theo NTD