hồng nhan họa thủy là gì

0
696

HỒNG NHAN HỌA THỦY

Câu này ý nói: người đẹp thì như nước mang đến tai họa. Gốc câu này là từ sách Tư trị Thông giám. Khi Hán Thành Đế cho Triệu Hợp Đức là em Triệu Phi Yến vào cung làm tiệp dư, thì một nữ quan là Náo Phương Thành nói: Thử họa thủy dã, diệt hỏa tất hĩ! (Đây là cái họa nước, nước ắt dập lửa vậy). Đây là lời ví von, ví nhà Hán như lửa, còn người đẹp như nước.

Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức vốn làm nữ tỳ cho Lâm A công chúa. Nhờ ở được lòng công chúa nên khi Hán Thành Đế có lệnh kén mỹ nữ vào cung, công chúa liền đề cử Phi Yến.

Trước khi vào làm nữ tỳ cho Lâm A công chúa, Phi Yến đã trải qua một cuộc sống tình ái lãng mạn. Nàng từng đi lại với một chàng trai tên Xạ Điểu Nhi. Rồi trong thời gian vào cung hầu Thành Đế, nàng lại thông dâm với tên cung nô Yến Xích Phụng, tên cận vệ Khánh An … Nhà vua không hay biết gì cả, vẫn say sưa mê mệt trước sắc đẹp và nghệ thuật giao hoan, nên phế Hứa hậu, lập Phi Yến làm hoàng hậu. Nhưng vì không sinh con nên nàng đưa em là Hợp Đức dâng cho Thành Đế.

Hán Thành Đế vì say mê Triệu Hợp Đức nên có phần lạnh nhạt với Phi Yến. Để củng cố địa vị, Phi Yến phải mang long chủng, tuy nhiên vào cung đã lâu nhưng nàng vẫn không mang thai, bèn nghĩ ra cách ngoại tình với những chàng trai lực lưỡng trong dân gian. Triệu Hợp Đức ra sức bao che cho Phi Yến nên Thành Đế hoàn toàn không hay biết. Nhưng dù có cố gắng cách mấy, Triệu hoàng hậu vẫn không thể có con.

Đầu tiên, Triệu Phi Yến thông dâm với những người hầu trong cung. Rồi để được thoải mái hành lạc, nàng nói với Hán Thành Đế muốn ra ngoài xây một hành cung bên ngoài để chuyên tâm cầu tự. Hành cung này là một giang sơn riêng của Hoàng hậu, nơi nàng tuyển các trai tráng khỏe mạnh, đẹp trai, sành kỹ thuật phòng the để đưa vào phục vụ mình. Nhưng cho dù đã được hàng trăm mỹ nam hầu hạ, nàng vẫn không thể có một mụn con nào.

Chuyện ngoại tình của Triệu Phi Yến quá kinh thiên động địa nên rồi cũng đến tai Hán Thành Đế. Tuy nhiên, do vua đã bị nàng bắt hết hồn vía, cộng với sự khóc lóc nỉ non của Triệu Hợp Đức, cũng có nhan sắc “thần sầu” như chị, nên cuối cùng nhà vua lại tin là nàng vô tội. Từ đó, chị em Phi Yến không còn kiêng nể gì nữa, thoải mái gian dâm, và thanh trừng những người tố cáo.

Không bao lâu, Thành Đế biến thành kẻ bất lực. Các thái y không tài nào chữa được. Nhưng lạ có một điều là chỉ có gần nàng Hợp Đức thì nhà vua mới thấy rạo rực hứng tình…

Có người dâng cho nhà vua một thứ thuốc tráng dương gọi là “Xuân khiết cao”. Mỗi tối khi muốn giao hoan được đầy đủ hứng thú, thỏa mãn cả đôi bên thì uống một viên, là thấy hiệu nghiệm ngay.

Một buổi tối, Thành Đế đãi tiệc trong cung. Nhà vua cùng Hợp Đức ngà ngà say, rồi vì muốn tận hưởng một thích thú mới mẻ nên cả hai dùng đến 10 viên Xuân khiết cao để kích thích dục tính. Đêm tối ấy, công lực của nhà vua dũng mãnh phi thường.
Gặp phải tay kỳ phùng địch thủ, nhưng chẳng may Thành Đế bị chết ngay trên giường.

Một ông vua chết đau đớn và nhục nhã!