Những biến chứng nguy hiểm của chửa trứng.

0
55
Chửa trứng là một trong những hình thái bệnh lý của bệnh nguyên bào nuôi. Đây là một căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc của người phụ nữ. Chửa trứng là dạng lành tính và một số dạng khác có xu hướng ác tính như chửa trứng xâm lấn và ác tính thật sự như ung thư nguyên bào nuôi, u nguyên bào nuôi vị trí rau.

 

Chửa trứng là gì?

 

Chửa trứng là tình trạng bất thường của thai nghén, trong đó một phần (các gai màng đệm của nhau) hay toàn bộ bánh nhau bị thoái hóa thành các nang (túi) chứa dịch to, nhỏ dính vào nhau từng chùm giống như trứng ếch.

 

Những chùm nang này thường chiếm toàn bộ diện tích buồng tử cung và tiếp tục phát triển nhờ máu của mẹ, dù trứng đã bị hỏng.

 

chửa chứng là gì, biến chứng, nhiễm khuẩn, băng huyết, thủng tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, điều trị chửa trứng, khám thai định kì,

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Biến chứng của chửa trứng

 

Nhiễm khuẩn: Sau khi sảy hoặc nạo trứng thì biến chứng nhiễm khuẩn rất có thể xẩy ra nếu như việc điều trị kháng sinh không tích cực và đầy đủ. Kèm theo đó là vấn đề vệ sinh không đảm bảo cũng có thể khiến người phụ nữ bị nhiễm khuẩn bội nhiễm.

 

Băng huyết: Nếu không được điều trị, trứng sẽ sẩy tự nhiên. Khi sẩy gây băng huyết nặng và dễ sót trứng, sót rau.

 

Thủng tử cung: Nếu là chửa trứng ác tính ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có thể làm thủng tử cung gây chảy máu tràn ngập ổ bụng rất nguy hiểm.Ngoài ra những người bị chửa trứng thì thành tử cung rất mềm nên rất dễ dẫn đến thủng tử cung khi nạo hút trứng.

 

Ung thư nguyên bào nuôi

 

chửa chứng là gì, biến chứng, nhiễm khuẩn, băng huyết, thủng tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, điều trị chửa trứng, khám thai định kì,

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm, vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa.

 

Trong khoảng 20% trường hợp còn lại, các nguyên bào nuôi tiếp tục phát triển và tiết ra hCG dẫn đến biến chứng là ung thư nguyên bào nuôi. Khi đã thành ung thư nguyên bào nuôi, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não…

 

Vì vậy chửa trứng phải được chẩn đoán sớm, theo dõi sát để phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng ung thư nguyên bào nuôi.

 

Điều trị chửa trứng

 

Nạo buồng tử cung: Khi người bệnh đã được xác định thai trứng, việc cần làm trước tiên là lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo để phòng sảy thai gây băng huyết.

 

Theo dõi nồng độ hCG sau khi nạo: Sau khi xử lý thai trứng, bệnh nhân vẫn được tiếp tục theo dõi và xét nghiệm nồng độ hCG (là loại hormon được sinh ra từ dạ con của người phụ nữ sau khi thụ thai) trong vòng hai năm, định kỳ theo hẹn của  bác sĩ Sản Khoa để xác định xem có biến chứng ung thư  nguyên bào nuôi hay không.

 

Phòng bệnh

 

chửa chứng là gì, biến chứng, nhiễm khuẩn, băng huyết, thủng tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, điều trị chửa trứng, khám thai định kì,

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Để phòng ngừa thai trứng, phụ nữ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, không sinh quá nhiều con và sinh gần nhau, không nên sinh con khi quá 35 tuổi.  Dù không có tiền sử bị thai trứng thì sản phụ cũng nên đi khám thai định kỳ để phát hiện các bất thường nguy hiểm.

 

Nếu sản phụ đã một lần bị chửa trứng và muốn có con lại thì nhất thiết phải chờ đủ thời gian tối thiếu là 2 năm. Khi mang thai lại, sản phụ cũng cần phải có sự tư vấn và theo dõi cẩn thận của bác sĩ chuyên khoa sản.

 

 

Chửa trứng là một trong những hiện tượng mang thai bất thường, thường gặp ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, người mẹ không được ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Ở nước ta, tỷ lệ chửa trứng khá cao, chiếm khoảng 1/500 người có thai. Vì vậy phụ nữ cần có những hiểu biết nhất định về hiện tượng này như nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh,… Với những người đã từng điều trị thai trứng, nên tuân thủ theo chỉ dẫn hậu phẫu của bác sĩ. Khi mang thai lần tiếp theo, hãy đến bệnh viện sớm để được chuẩn đoán và theo dõi xem có bị chửa trứng tái phát hay không.

 

Theo NTD

Những biến chứng nguy hiểm của chửa trứng.

 

Theo NTD