Tinh hoàn ẩn – Tinh hoàn lạc chỗ

0
63
Trong quá trình phôi thai ở tuần lễ thứ 7 đã có sự biệt hóa thành tinh hoàn và được treo vào thành sau của bụng bởi mạc treo niệu sinh dục và cực dưới của tinh hoàn được gắn với dây kéo của tinh hoàn, tinh hoàn di chuyển từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8 thì xuống hết bìu. Vì một lý do gì đó tinh hoàn không di chuyển hết xuống bìu sau khi sanh thì gọi là tinh hoàn ẩn.

Tinh hoàn ẩn – Tinh hoàn lạc chỗ là gì?

– Tinh hoàn ẩn là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà còn nằm lại trên đường di chuyển như trong thời kì phôi thai. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và dứơi 6 tuổi. Có thể gặp tinh hoàn ẩn cả 2 bên nhưng có khi chỉ một bên và thường gặp ở bên phải.

– Tinh hoàn ẩn khác với tinh hoàn lạc chỗ. Khái niệm tinh hoàn lạc chỗ có nghĩa rộng hơn, tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường. Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…

– Trong quá trình phôi thai ở tuần lễ thứ 7 đã có sự biệt hóa thành tinh hoàn và được treo vào thành sau của bụng bởi mạc treo niệu sinh dục và cực dưới của tinh hoàn được gắn với dây kéo của tinh hoàn, tinh hoàn di chuyển từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8 thì xuống hết bìu. Vì một lý do gì đó tinh hoàn không di chuyển hết xuống bìu sau khi sanh thì gọi là tinh hoàn ẩn.

tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, điều trị, kéo tinh hoàn, đường di chuyển, phẫu thuật, bé trai

Nguyên nhân:

Nguyên nhân của bệnh còn chưa được rõ, có một vài giả thuyết được nêu ra như do dị dạng giải phẫu, loạn sản tinh hoàn, thiếu hormon kích thích tố…

Một sự tác động thực thể nào đó ngăn sự cản sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu.

Những tổn thương tại tinh hoàn ẩn có thể gặp: số lượng nguyên tinh bào giảm và chậm trưởng thành, đường kính các ống sinh tinh giảm, xơ hóa xung quanh ống..

Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả 2 bên có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục…

Thăm khám và chẩn đoán:

– Nhìn thấy túi bìu không cân đối: Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên); hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp.

– Nắn vào bìu, không thấy tinh hoàn ở một hoặc cả hai bên. Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.

Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám, dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.

Với cách thăm khám như trên, đã xác định được bệnh. Bệnh có thể được phát hiện ngay sau đẻ và đặt ra kế hoạch theo dõi, điều trị.

– Siêu âm: Với mục đích tìm xem tinh hoàn ẩn nằm ở vị trí nào và đo kích thước tinh hoàn. Tuy vậy, cũng có những trường hợp siêu âm không tìm được tinh hoàn mặc dù nó vẫn có.

– Xét nghiệm nội tiết: Như testosteron… khi dương vật nhỏ bất thường, tinh hoàn nắn thấy có kích thước nhỏ.

– Xác định giới tính: Nếu tinh hoàn ẩn kèm theo dị tật lỗ đái lệch thấp ở bìu – đáy chậu thì cần xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính và chụp niệu đạo ngược dòng.

– Nội soi ổ bụng: Ðể xác định có tinh hoàn trong ổ bụng không và điều trị luôn.

– Chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) cho phép phát hiện tinh hoàn ẩn ở bất cứ vị trí nào trên đường di chuyển cùng kích thước, mật độ, sự bất thường hay nghi ngờ thoái hóa ác tính.
– Ngoài ra có thể thử nghiệm test sinh hóa HCG, Testosteron, xét nghiệm nhiễm sắc thể…

tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, điều trị, kéo tinh hoàn, đường di chuyển, phẫu thuật, bé trai

CT scan tinh hoàn trong khung chậu bên trái (CT scan of intrapelvic left testis)

Hậu quả không xác định bệnh sớm

– Teo nhỏ tinh hoàn: Thường xảy ra ở sau tuổi dậy thì.

– Vô sinh: Vì không có tinh trùng, tỷ lệ vô sinh cao tới 75% nếu tinh hoàn chưa xuống bìu cả hai bên và mổ chữa khi bệnh nhân trên năm tuổi, loạn sản gây ung thư hóa ở tinh hoàn ẩn rất cao so với tinh hoàn bình thường. Ngoài ra cũng có thể gặp các biến chứng xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn ẩn…

– Thoái hóa, ung thư hóa tinh hoàn: Hay xảy ra ở tuổi 25-35.

Điều trị:

Có 2 phương pháp chính là:

– Điều trị nội khoa bằng nội tiết tố HCG có tác dụng kích thích tinh hoàn phát triển và di chuyển. Một số thống kê cho thấy kết quả điều trị bằng nội tiết có 45% tinh hoàn ẩn ở ống bẹn xuống được bìu và 20% tinh hoàn ẩn từ trong ổ bụng xuống được bìu.

Thuốc điều trị THKXB: HCG (Biệt dược Pregnyl).

– Liều lượng: Thường cho 7-10 mũi HCG: 50-100UI/kg cách ngày.

Với liều lượng 13.500 UI/đợt sẽ gây tổn thương tinh hoàn.

– Tác dụng phụ của thuốc: Ngứa ngoài da hoặc cương dương vật.

– Điều trị ngoại khoa: được chỉ định khi điều trị nội tiết thất bại và các chuyên gia khuyên nên mổ trước 2 tuổi, mổ để hạ tinh hoàn và cố định tinh hoàn xuống bìu. Nếu tinh hoàn ẩn cả 2 bên thì tùy theo từng trường hợp nhưng thường mổ từng bên cách nhau 6-8 tháng. Khi đã ở tuổi dậy thì và tinh hoàn teo mất chức năng hoặc nguy cơ thoái hóa cao thì phải cắt bỏ tinh hoàn teo.

Đối với những trường hợp tinh hoàn ẩn để muộn tới sau tuổi dậy thì, thường gặp là tinh hoàn teo nhỏ, nằm cao trong bụng, nên cắt tinh hoàn vì tinh hoàn đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ hóa ác, sau đó đặt tinh hoàn nhân tạo. Nếu tinh hoàn còn tương đối lớn và thấp ở bẹn, gần bìu, có thể giữ lại tinh hoàn bằng phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, tuy nhiên sau đó cần theo dõi kỹ vì nguy cơ ung thư hóa.

CửaSổTìnhYêu

Theo NTD