Sốt do cúm ở trẻ

0
44
Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Sốt do cúm ngoài biểu hiện sốt còn có những biểu hiện như viêm long đường hô hấp, rét run, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, ăn uống kém. Sốt do cúm có thể gây nhiều biến chứng như co giật do sốt cao, viêm phổi do vi khuẩn và suy đa tạng.

 

Tổng quan về sốt do cúm

 

– Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Đây là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Sốt do cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm gây ra.

 

Các chủng cúm thường gặp

 

– Virut cúm gồm 3 type huyết thanh A, B và C trong đó type A chia thành nhiều phân type dựa vào kháng nguyên H và N, virus cúm A dễ gây biến dị. Cúm C chỉ gây bệnh nhẹ tản phát. Cúm B gây bệnh dịch nhẹ cho người.

 

– Trong ba loại virus này virus cúm A và B là hai loại gây bệnh chủ yếu

 

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

 

Các biểu hiện của sốt do cúm

 

– Thời gian ủ bệnh 24 – 48 giờ, với khởi phát sốt cao, gai rét, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân ho với cơn ngắn không có đờm. Sau thời gian ngắn bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát.

 

– Sốt cao 38 – 39°C, chán ăn, mệt mỏi, tiểu ít, đau đầu, đau mỏi người.

 

– Các biểu hiện viêm long đường hô hấp: Hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt.

 

– Các triệu chứng viêm thanh khí phế quản: Ho khan, khàn tiếng… Thăm khám bệnh nhân cúm có thể không ghi nhận gì đặc biệt trong những trường hợp nhẹ. Trong những trường hợp nặng có thể thấy họng đỏ, hạch cổ, phổi có ít ran nổ….

 

Ảnh minh họa: Nguồn intermet

 

– Sốt thông thường kéo dài 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột. Trẻ thường vã mồ hôi, tiểu nhiều, viêm họng giảm rồi biến mất. Sốt có thể giảm từ từ nhưng nếu sốt trở lại thì cha mẹ cần theo dõi cho trẻ đề phòng biến chứng.

 

Điều trị sốt do cúm cho trẻ

 

Cách điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, đau đầu, ho. Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước.

 

– Đối với sốt, đau họng và nhức đầu, trong cảm cúm: Bác sĩ có thể cân nhắc dùng các thuốc chứa acetaminophen cho trẻ em với  liều lượng thấp.

 

– Ngạt mũi trong cảm cúm: Người lớn không nên dùng thuốc nhỏ thông mũi hoặc thuốc xịt cho hơn một vài ngày vì sử dụng kéo dài có thể gây viêm mạn tính của màng nhầy.

 

– Chữa ho trong cảm cúm: Ho liên kết với cảm cúm thường ít hơn 2 – 3 tuần (nếu ho dài hơn cần tìm hiểu nguyên nhân khác). Cha mẹ có thể tham khảo một số loại siro gaimr ho cho trẻ dưới sự tư vấn của bác sĩ.

 

Phòng bệnh

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm vắc- xin phòng các chủng cúm gây bệnh.

 

– Tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

 

– Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Không đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc những nơi đang có dịch. Khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế.

 

– Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh: Cha mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tăng cường sức đề kháng.

 

 

Sốt do cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm. Khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao, hắt hơi sổ mũi,…thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Việc điều trị tùy thuộc vào chủng cúm, thông thường bệnh diễn biến tự khỏi song cũng có thể gây nhiều biến chứng nặng, bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính, gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được. Hiện đã có vắc- xin phòng virus cúm, tuy nhiên quan trong nhất vẫn là chế dộ vệ sinh ăn uống nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Theo NTD

Sốt do cúm ở trẻ

 

Theo NTD