Những bất thường về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì (P.2)

0
30
Đau bụng kinh (thống kinh) chỉ xảy ra trong các chu kỳ kinh nguyệt có rụng trứng. Trong mấy tháng mới bắt đầu hình thành kinh thường không có trứng rụng nên không gây thống kinh.
  •  

     

    Điều trị cường kinh như thế nào?

     

    Trường hợp cường kinh nhẹ, chỉ cần đoan chắc với người bệnh rằng hiện tường này thường gặp và thoáng qua thôi. Người bệnh được khuyên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và protein, uống viên sắt, ghi lịch ngày có kinh, ngày kinh nguyệt ít hay nhiều.

     

    Cường kinh được điều trị bằng progesterone dạng thuốc tiêm hay thuốc uống viên. Điều trj trong 3 tháng rồi ngừng. trong thời gian này, chu kỳ hoạt động bình thường của hormone sẽ được tái lập.

     

     

    Nếu kinh nguyệt ra quá nhiều đến mức người bệnh hôn mê, ngất hay bị thiếu máu trầm trọng thì phải đưa người bệnh đến bệnh viện để xét nghiệm kĩ càng hơn và để kiểm tra hiện tượng ra máu.

     

    Đau bụng kinh (thống kinh) do đâu và xảy ra như thế nào?

     

    Đau bụng kinh (thống kinh) chỉ xảy ra trong các chu kỳ kinh nguyệt có rụng trứng. Trong mấy tháng mới bắt đầu hình thành kinh thường không có trứng rụng nên không gây thống kinh. Sau đó, khi vòng kinh trở nên đều, hàng tháng có trứng rụng, thống kinh có thể trở thành tình trạng gây khó chịu.

     

    Triệu chứng cổ điển là đau nhiều hoặc co thắt ngầm ở bụng dưới và đùi vào ngày đầu kỳ kinh hay trước kinh nguyệt một ngày. Cơn đau thường giảm đi khi thấy kinh nguyệt hay sau khi hành kinh một ngày. Thống kinh hầu như không lan xuống dưới đầu gối hay lên trên rốn. Cơn đau có thể dữ dội đến mức gây ra buồn nôn, nôn mửa, thậm chí đổ mồ hôi lạnh hay ngất xỉu.

     

    Điều trị thống kinh thế nào?

     

    Nếu nhẹ thì dùng biện pháp thông thường như tập thể dục, tắm nước ấm. Nếu đau nhiều thì chườm chai nước nóng lên bụng dưới hay dùng thuốc có mefenamie acid kể từ ngày hành kinh và dùng trong 5 ngày.

  • Những bất thường về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì (P.2)

     

    Theo NTD