Chửa trứng bệnh lý sản khoa nguy hiểm

0
55
Ở nước ta tỷ lệ chửa trứng khá cao, chiếm khoảng 1/500 người có thai.

Vậy chửa trứng là gì?

Sau khi trứng đã được thụ tinh, thai và những phần phụ của thai (túi ối, gai rau…) phát triển không tương đồng với nhau như Bình thường, khiến cho gai rau bị thái hóa, sưng lên thành những túi chứa dịch dính vào nhau thành từng chùm (giống như chùm nho, chùm trứng ếch), nên được gọi là thai trứng.

Hình ảnh chửa trứng

Chửa trứng có hai loại :

– Chửa trứng hoàn toàn: Là loại chửa trứng không có tổ chức thai, các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.

– Chửa trứng không hoàn toàn (chửa trứng bán phần): có tổ chức thai hoặc một phần thai, màng ối, thai có thể còn sống hoặc đã chết, các gai rau phù nề.

Nguyên nhân dẫn đến thai trứng?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra thai trứng chưa được y học xác định rõ, chỉ mới đưa ra được một số yếu tố như:

– Tuổi tác: Phụ nữ ở độ tuổi dưới 20 và trên 40 có nguy cơ bị chửa trứng cao.

– Thiếu chất dinh dưỡng: thường xảy ra ở các nước kém phát triển, ở khu vực Châu Á, Châu Phi. Do điều kiện kinh tế khó khăn, người phụ nữ không được ăn uống đầy đủ, chế độ ăn ít protein, folic acid, carotene…

– Đã sinh đẻ nhiều lần.

– Có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường.

Thai trứng dễ xảy ra ở những phụ nữ những nước kém phát triển do điều kiện kinh tế khó khăn

Những triệu chứng thường gặp

Người bị chửa trứng lúc đầu có những biểu hiện mang thai Bình thường, như: tắt kinh, ốm nghén… Nhưng triệu chứng nghén rất nặng, Nôn nhiều, có thể bị phù, protein niệu. Thai phụ bị ra máu âm đạo kéo dài, tử cung to quá mức so với tuổi thai. 

Để tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý khác (như u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung..), khi có dấu hiệu bất thường nào, thai phụ nên đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ khám âm đạo, siêu âm hoặc xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh và đưa ra hướng điều trị.

Cách điều trị

Khi bị chửa trứng, cách điều trị thông thường là nong cổ tử cung để nạo, hút sạch thai trứng ra khỏi tử cung. Điều này cần được thực hiện sớm để tránh bị sảy hoặc phát triển thành ác tính. Sau đó, bệnh nhân vẫn được tiếp tục theo dõi và xét nghiệm nồng độ HCG (là loại hormon được sinh ra từ dạ con của người phụ nữ sau khi thụ thai) thường xuyên để xác định xem có biến chứng hay không.

Biến chứng

Chửa trứng thường có những biến chứng khá nguy hiểm, như băng huyết do trứng bị sảy, hoặc khi trứng đã ăn sâu vào cơ tử cung sẽ làm thủng lớp cơ đó và chảy máu vào ổ bụng, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Sau khi đã nạo trứng, vẫn có nhiều nguy cơ tái phát ở lần mang thai tiếp theo, hoặc xuất hiện nhân di căn. Có khoảng 15% thai trứng lành tính đã biến chứng thành khối u ác tính và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cách phòng thai thai trứng

Vì đây là một căn bệnh sản khoa nguy hiểm, nhiều nguy cơ biến chứng, nên mỗi phụ nữ cần có những hiểu biết nhất định về nguyên nhân của nó để phòng tránh. Ăn uống đủ chất là rất quan trọng trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, cần kế hoạch hóa gia đình, không sinh quá nhiều con và sinh gần nhau. 

Với những người đã từng điều trị thai trứng, nên tuân thủ theo chỉ dẫn hậu phẫu của bác sĩ. Khi mang thai lần tiếp theo, hãy đến bệnh viện sớm để được chuẩn đoán và theo dõi xem có bị chửa trứng tái phát hay không.

 

Theo NTD

Chửa trứng bệnh lý sản khoa nguy hiểm

 

Theo NTD