Phụ nữ thay đổi từ trong ra ngoài khi bầu bí

0
27

Trong suốt 40 tuần, thai nhi phát triển từ một cái mầm bé xíu đến khi bằng một quả dưa hấu. Sự phát triển mạnh mẽ đó sẽ gây ra thay đổi đáng kể cho cơ thể người mẹ.

Đó là những thay đổi tích cực có, tiêu cực cũng có. Nhưng trong cảm nhận của người phụ nữ sắp lên chức mẹ, họ cảm thấy những thay đổi này thật thú vị. Dưới đây là những thay đổi phố biến trong cơ thể chị em trong suốt quá trình bầu bí:

Trái tim “bận rộn”

Progesterone trong cơ thể sẽ làm mềm các khớp, khi đó lồng ngực sẽ co giãn hơn. Cũng như tử cung, hầu như tất cả các bộ phận trong cơ thể đều phát triển hơn bình thường. Vì vậy những bộ phận như tim, phổi cũng phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần.

/data/article/mainimages/saveimages/img55673GGRKY-2131641836-2-ba-bau-khi-ngu.jpeg

Hỗ trợ: Hãy chú ý đến những tư thế đừng ngồi, không làm việc quá nặng nhọc để tim phải đập dồn dập. Ngoài ra, bạn cần biết rằng khi thai nhi càng phát triền, áp lực lên xương sườn, sương chậu sẽ càng lớn đấy.

Giãn dây chằng

Sự tăng lên của hormone estrogen và relaxin khi mang bầu sẽ gây ra sự giãn dây chằng ở khắp cơ thể. Đây sẽ là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức cơ thể đặc biệt là đau lưng.

Hỗ trợ: Tránh khuân vác đồ quá nặng và không đứng, ngồi một chỗ quá lâu.

Cơ thể có thể sưng phù bất cứ chỗ nào

Sự thay đổi hormone trong cơ thể cộng với hiện tượng ứ nước trong thời gian mang bầu sẽ khiến khi chị bị sưng phù cơ thể. Hiện tượng sưng phù phổ biến nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ và thường xuất hiện ở chân.

Hỗ trợ: Gác chân lên cao hơn so với hông 15 phút mỗi tối và không đứng, ngồi quá lâu ở 1 vị trí. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp thận bạn hoạt động tốt, ngăn ngừa sưng phù.

/data/article/mainimages/saveimages/img55673JNWRP-ba-bau-nhuom-toc.jpg

Thay đổi về da

Kính thích tố trong quá trình mang thai thường sẽ khiến da mẹ bầu có chiều hướng xấu đi, cụ thể là da khô, nhiều dầu và nhiều mụn trứng cá. Ngoài ra, hiện tượng phổ biến nhất về da ở bà bầu là chứng rạn da. Tuy nhiên, sau sinh nở rạn da sẽ dần mờ đi.

Hỗ trợ: Sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn cho bà bầu để hỗ trợ da mỗi ngày.

Tĩnh mạch màu xanh xuất hiện

Giãn tĩnh mạch là triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai đặc biệt với những mẹ bầu gầy và có làn da trắng. Những dây tĩnh mạch màu xanh sẽ xuất hiện trên da (những phần da mỏng) như cổ, cổ tay và mặt.

Hỗ trợ: Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm triệu chứng này.

Tử cung chứa hàng lít nước ối

Khi bắt đầu mang thai, tử cung của bạn bằng khoảng quả lê nhưng sau 9 tháng, kích thước có thể bằng một quả dưa hấu trong đó có chứa thai nhi và khoảng 1 lít nước ối. Từ tuần 16-20 của thai kỳ, có thể chị em sẽ cảm thấy đau nhói do sự căng giãn của các cơ để đáp ứng nhu cầu lớn lên của thai nhi.

Hỗ trợ: Tập thể dục thường xuyên và theo dõi ngôi thai ở những tháng cuối thai kỳ để thai nhi chào đời thuận lợi nhất.

Tóc của bạn đẹp hơn

Tóc của mẹ bầu sẽ trở lên dày và bóng mượt hơn do sự thay đổi của thụ thể estrogen trong cơ thể. Tóc dày hơn còn là do tốc độ tăng trưởng của cơ thể trong quá trình mang thai là rất mạnh.

Hỗ trợ: Đừng lo lắng nhiều nếu tóc của bạn bị rụng nhiều sau sinh nở. Hãy nghĩ rằng đó là sự bù lại của thời kỳ mang thai thôi. Nhiều người cho rằng, cho con bú đều đặn giúp ngăn ngừa rụng tóc sau sinh đấy.

Tiết dịch âm đạo nhiều hơn

Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn thường xuyên có cảm giác ướt át ở nơi vùng kín. Điều này là hoàn toàn bình thường các mẹ nhé. Để giữ vệ sinh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày và thay đồ sạch sẽ khi tiết dịch xuất hiện quá nhiều.

Hỗ trợ: Giảm bớt trà và cà phê sẽ hạn chế tình trạng trên, đồng thời mẹ bầu nên uống nhiều nước trái cây pha loãng.

Tê bàn tay

Tê và ngứa bàn tay có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, đây cũng là hiện khá phổ biến khi mang thai. Triệu chứng này sẽ biến mất sau sinh nở.

Hỗ trợ: Nên tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.

Tăng khối lượng máu

Trong quá trình mang thai, nhu cầu về lượng máu trong cơ thể tăng thêm khoảng 40%-50%. Lượng máu này sẽ hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung thực phẩm chứa sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn cần biết rằng, hiện tượng thiếu máu là khá phổ biến, vì vậy mẹ bầu cần chú ý trong trường hợp bị chóng mặt, hoa mắt.

Hỗ trợ: Tập thể dục như đi bộ, bơi lội hàng ngày và ăn thực phẩm chứa nhiều sắt.

Khứu giác nhạy cảm hơn

Cảm nhận về mùi vị của vị nữ mang thai rất nhạy bén. Chị em có thể dị ứng với bất cứ mùi vị gì nếu không thích và bạn có thể nôn ói ngay.

Hỗ trợ: Hãy hạn chế tiếp xúc với gian bếp và những nơi công cộng để tránh ngửi mùi lạ.

Hít thở sâu

Khi tử cung, cơ hoành bị nén do áp lực của thai nhi ngày càng lớn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở và thở khó khăn hơn.

Hỗ trợ: Chọn nơi thoáng mát và luôn mở rộng cửa để tạo không khí thoáng mát trong phòng.

Tiểu khó

Áp lực của thai nhi lên cơ hoành khiến chị em bầu sẽ có cảm giác khó đi tiểu hoặc đi tiểu buốt. Hầu hết chị em còn hay bị đi tiểu lắt nhắt trong đêm.

Hỗ trợ: Không nên uống quá nhiều nước trước giờ đi ngủ.

Đường tối màu giữa bụng

Vào giữa tháng thứ 4,5 thai kỳ, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy một đường tối xuất hiện từ rốn tới xương mu. Đường này trước khi mang thai cũng đã có nhưng là đường màu trắng và nếu không để ý bạn sẽ rất khó nhận ra. Nguyên nhân được cho là do sự mất cân bằng của hormone khi mang thai.

Hỗ trợ: Một thông tin bạn cần lưu ý là bạn sẽ không thể làm gì để ngăn chặn hiện tượng này nhưng thông tin tốt lành là đường tối màu sẽ trở lại sáng như cũ sau khi bạn sinh con.

Ngực không ngừng thay đổi

Thay đổi lớn nhất ở ngực trong thời gian mang thai là tăng lên về kích cỡ, phục vụ cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh. Ngoài ra, bà bầu sẽ thấy nhũ hoa thường thâm hơn và to hơn khi mang thai. Tháng cuối thai kỳ, chị em có thể thấy xuất hiện sữa non có màu vàng.

Hỗ trợ: Hãy thay những chiếc áo lót có gọng nâng ngực bằng áo lót dành riêng cho phụ nữ mang thai. Bạn cũng cần vệ sinh ngực thường xuyên, massage hàng ngày để tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.

Lan Anh

Phụ nữ thay đổi từ trong ra ngoài khi bầu bí