Bà bầu cẩn thận với bệnh máu thiếu sắt

0
617

Theo thống kế, có khoảng 50% phụ nữ mang thái thiếu máu thiếu sắt. Những thai phụ bị thiếu máu, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này.

Thiếu máu và những nguy cơ sức khỏe…

Ảnh minh họa


Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết
để tạo hemoglobin-một protein quan trọng của hồng cầu. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này: Phụ nữ trong độ tuổi 15-30 có nguy cơ thiếu
máu thiếu sắt do bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn tiêu thụ
quá ít sắt từ thực phẩm, theo thời gian, cơ thể sẽ trở nên thiếu sắt.
Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc trị bệnh đau bao tử sẽ làm giảm đi
các acid ở dạ dày, ngăn chặn quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, lượng sắt cần mỗi ngày tăng gấp bốn lần
(60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích
máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi.

Thai phụ thiếu
sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt
sống, thai vô sọ…).

Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các
mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng
lúc sinh thấp. Đó là lý do phụ nữ nói chung và bà mẹ mang thai nói
riêng cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong độ tuổi sinh đẻ và giai đoạn
thai kỳ.

Cách phòng trừ bệnh thiếu máu hiệu quả

Ảnh minh họa


Ngoài việc tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt heo,
cá thu, cá ngừ, trứng, đậu, gan, rau xanh, hoa quả…), bác sĩ cũng
khuyến khích thai phụ dùng bổ sung hàng ngày viên sắt trong suốt giai
đoạn thai kỳ.

Mẹ cần lưu ý rằng việc uống viên sắt chứa muối sắt II cổ điển thường gây
ra một số tác dụng phụ: táo bón, khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và có vị
tanh kim loại khó uống. Để tránh tình trạng trên, viên sắt Saferon là
một giải pháp hiệu quả.

T.C Tổng hợp