Không có tinh trùng vẫn có thể sinh con.

0
50
Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh, đây là thuật ngữ chuyên môn dùng để miêu tả hiện tượng không có tinh trùng trong tinh dịch sau ít nhất 2 lần xét nghiệm tinh dịch đồ, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Tuy nhiên, khi phát hiện không có tinh trùng trong tinh dịch không có nghĩa người đàn ông đó hoàn toàn mất khả năng sinh sản. Hiện đã có những kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh hoàn giúp hỗ trợ sinh sản cho nam giới

Nguyên nhân

 

Nguyên nhân do bị suy tinh hoàn: Đây là tình trạng các ống sinh tinh trong tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, do các ống sinh tinh này không có loại tế bào để tạo ra tinh trùng, hay do quá trình sinh tinh bị gián đoạn nửa chừng không sản xuất được tinh trùng trưởng thành.

 

Nguyên nhân do nội tiết: Nội tiết từ tuyến yên ở não có tác dụng kích thích tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng, nếu nam giới không đủ nội tiết tuyến yên thì tinh hoàn sẽ không sản xuất ra tinh trùng. Các trường hợp nam giới sử dụng quá nhiều nội tiết tố nam esdrogen cũng có nguy cơ khiến tuyến yên bị ức chế hoàn toàn, không tiết ra nội tiết kích thích sản xuất ra tinh trùng.

 

– Nguyên nhân do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Những bệnh nhân không có tinh trùng do nguyên nhân này có thể nhờ can thiệp của phẫu thuật, theo đó mà quá trình sinh tinh được hồi phục lại.

 

– Tắc ống dẫn tinh, ống phóng tinh, tắc mào tinh, do triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh)

 

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Các biện pháp điều trị khi nam giới không có tinh trùng

 

Tùy từng nguyên nhân mà có những biện pháp điều trị khác nhau:

 

Tắc ống dẫn tinh do triệt sản: Bác sĩ sẽ làm vi phẫu nối ống dẫn tinh, kết quả thành công đến 70 – 90% trường hợp và tỉ lệ có thai tự nhiên là 30 – 55% trường hợp.

 

Tắc mào tinh: Bác sĩ sẽ dùng phương pháp vi phẫu nối ống dẫn tinh – mào tinh kiểu lồng hai mũi, kết quả thành công khoảng 80% trường hợp. Tỉ lệ có thai tự nhiên sau mổ vào khoảng 40 – 50% trường hợp. Riêng trường hợp tinh hoàn ẩn, tỉ lệ thành công khoảng 10 – 15%.

 

Tắc ống phóng tinh: Phẫu thuật nội soi cắt ống phóng tinh có tỉ lệ thành công vào khoảng 60% trường hợp, với tỉ lệ có thai tự nhiên là 30 – 40% trường hợp.

 

Vô tinh do giãn tĩnh mạch tinh: Bác sĩ sẽ làm vi phẫu thuật để cột tĩnh mạch tinh bị giãn hai bên ngả bẹn – bìu. Tỉ lệ tinh trùng cải thiện tới 60 – 70% trường hợp.

 

Thủ thuật PESA (Percutanous epididymal sperm aspiration): Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da.

 

– PESA là một phương pháp ít xâm lấn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn.

 

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Chăm sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

 

– Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu. Máu tụ bìu, nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

 

 Thủ thuật MESA (Microsurgical epididymal sperm aspiration): Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu.

 

– MESA là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập thông qua kính hiển vi hoặc kính lúp. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.

 

– Chăm sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 5 ngày. Nam giới sẽ được điều trị bằng kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

 

– Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng thường xuyên (2-3 lần mỗi ngày), giữ vết thương khô sạch.

 

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Thủ thuật TESE (testicular sperm extraction): Sinh thiết mô tinh hoàn để tìm tinh trùng.

 

– Kỹ thuật này tương tự sinh thiết tinh hoàn trong chẩn đoán. Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn. Hơn nữa, một trong những lợi điểm của TESE là có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.

 

– Chăm sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 7 ngày. Nam giới được điều trị bằng kháng sinh và giảm đau theo chỉ định.

 

Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng 2-3 lần mỗi ngày, giữ vết thương khô sạch. Viêm mào tinh- tinh hoàn có thể xảy ra. 

 

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Thủ thuật MTESE (microdissection testicular sperm extraction): sinh thiết mô tinh hoàn chọn lọc bằng vi phẩu tích để tìm tinh trùng.

 

– Đây là kỹ thuật đơn giản, chỉ cần dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.

 

– Chăm sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

 

– Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.Máu tụ bìu nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

 

Một số trung tâm ở Việt Nam đã có thể đông lạnh và lưu trữ tinh trùng lấy từ mào tinh và tinh hoàn để sử dụng điều trị sau đó. Do vậy, những người không thể thực hiện theo thủ thuật ICSI có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, để làm được điều này, bệnh nhân cần đến khám tại các trung tâm có khả năng trữ lạnh mô tinh hoàn và tinh trùng hút từ mào tinh, đồng thời chất lượng và số lượng tinh trùng lấy được cũng phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định.

 

CửaSổTìnhYêu

Không có tinh trùng vẫn có thể sinh con.

 

Theo NTD