Những chống chỉ định của tiêm phòng

0
45
Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh chủ động cho trẻ, tạo kháng thể giúp trẻ chống lại những căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào trẻ cũng đi tiêm phòng được. Trẻ có thể bị chống chỉ định tiêm phòng tạm thời hoặc lâu dài tùy vào bệnh mà trẻ đang mắc phải

 

Lợi ích của tiêm phòng trẻ

 

– Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả giúp cơ thể tạo ra miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh nguy hiểm, làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ.

 

– Việc tiêm phòng cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ toàn diện sức khỏe của trẻ ở những năm đầu đời. Việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong hai năm đầu đời. Vì thế cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

 

Chống chỉ định của tiêm phòng cho trẻ

 

Chống chỉ định tạm thời

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Trẻ đang sốt.

 

– Trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi v.v…).

 

– Trẻ mới khỏi các bệnh Nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức.

 

– Đang bị viêm Da mủ (bệnh ngoài da, có mủ), hoặc bệnh chàm ngoài Da (eczéma).

 

Chống chỉ định lâu dài

 

Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v…).

 

Chống chỉ định đặc biệt

 

– Đối với tiêm phòng lao: Nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu (một dạng ung thư máu), các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid (như “đề xa”: dexamethasone, v.v…).

 

– Đối với tiêm phòng thương hàn: Nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong một tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng (như đang trong thời kỳ có cơn suyễn phế quản, v.v…).

 

 

Để đảm bảo và đạt hiệu quả trong tiêm phòng, khám sàng lọc trước tiêm chủng, nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vắc- xin là một điều rất quan trọng. Nếu cha mẹ có con thuộc trong chống chỉ định, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ khám sàng lọc và cân nhắc biện pháp điều trị cho trẻ.

Theo NTD

Những chống chỉ định của tiêm phòng

 

Theo NTD