Sự phát triển của trẻ trong tháng thứ 12.

0
43
Khi bé được 12 tháng tuổi thông thường cân nặng của bé trung bình gấp 3 lần cân nặng so với lúc mới sinh và chiều cao nằm trong khoảng 75 cm. Đây là quãng thời gian có thể khiến cha mẹ cảm thấy con mình đã lớn lên rất nhiều. Bé đã bắt đầu biết xấu hổ, lo âu khi gặp người lạ, khóc thét lên khi cha mẹ không ở bên hay thói quen thích bắt chước người khác

Sự phát triển kỹ năng vận động

 

V

 

– Bây giờ bé đã nhặt tốt những đồ vật nhỏ bằng tay của mình nên bé thích những hoạt động giúp tăng cường cơ tay, cơ chân. Bé thích đẩy, ném và gõ tất cả mọi thứ.  Biết lấy đồ chơi trong giả ra và biết cất đồ chơi khi được người lớn hướng dẫn, làm mẫu. Bé hích mở hộp để khám phá những thứ bên trong hộp.

 

– Bé đã có thể giữ thăng bằng, thậm chí là biết đi tuy chưa được nhiều, bé vẫn kết hợp đi và bò. Khi bé đã biết đi bé nghịch hơn vì vậy độ an toàn cũng không cao nên cha mẹ cần chú ý tới các hoạt động của trẻ.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

– Bé thích đập chân tay khi tắm, thích tắm lâu để nghịch nước và chơi với những đồ chơi như vịt, phao bơi,…

 

 

– Bé đã biết sử dụng các ngón tay và cầm nắm linh hoạt hơn. Bé có thể cầm đồ chơi, dùng một tay để chơi với đồ vật, nhặt được những vật nhỏ từ chỗ này sang chỗ khác như các hạt đỗ, hạt vòng… Ở tuổi này, bé vui chơi với những miếng ghép bằng cách làm lộn xộn trên sàn. Bé cũng có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để nhấc miếng ghép ra khỏi khuôn hình.

 

– Bé có thể cầm một chiếc bút chì có thân lớn với cả bàn tay hoặc với ngón tay cái và các ngón trỏ, ngón giữa rồi di di bút trên giấy.

 

Sự phát triển ngôn ngữ và hành vi giao tiếp

Ảnh minh họa: Nguồn internet

– Trẻ có thể đáp ứng với những yêu cầu đơn giản của người lớn. Âm thanh trẻ phát ra đã có sự thay đổi giọng, giống như lời nói. Biết gọi ma ma, ba ba, một số thán từ như: Ú, à,… Bắt chước cử chỉ của người lớn. Biết đáp lại lời người lớn bằng ngôn ngữ cơ thể khi chỉ đồ vật này kia. Đã biết nhìn chăm chú vào người nói. Thích chò chơi tương tác với mọi người thay vì chơi một mình. Tỏ rõ thái độ yêu thích, ghét như thích thì đòi bằng được, còn không muốn thì có thể khóc thét.

 

– Bé vẫn còn nhát khi có sự xuất hiện của người lạ, hành động lẩn trốn, ngơ ngác, sợ hãi hay khóc thét khi đối phương tiến lại gần.

 

Về phương diện xã hội/cảm xúc

– Trẻ xấu hổ hoặc lo lắng trước người lạ, khóc khi bố mẹ rời đi. Tỏ rõ thái độ cảm xúc yêu, ghét với người hoặc vật. Thích chơi ú oà cùng người lớn với những nét mắt ngơ ngác, tìm kiếm đối phương hay bất cười thành tiếng khi người đó xuất hiện. Bé cũng thích phá đổ các hình tháp được dựng lên từ những khối hình.

 

– Biết cách gây sự chú ý với người lớn bằng cách lặp lại liên tục âm thanh, hành động. Lấy sách đưa chongười lớn khi muốn được đọc chuyện cho nghe.

 

chỉ số, phát triển, thế chất, vận động tinh, vận động thô, giao tiếp, ngôn ngữ, cảm xúc, khả năng thích ứng

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Khả năng thích ứng của trẻ

   

– Khi bị ánh sáng chiếu vào mắt, con ngươi của bé sẽ thu nhỏ lại, bé sẽ chớp mắt hoặc nhíu mắt, mắt sẽ xuất hiện những động tác không nhịp nhàng …Phản ứng rất nhanh với những âm thanh, chuyển động bên ngoài.

 

– Trẻ biết trả lời những câu hỏi của người lớn bằng ngôn ngữ cơ thể, biết lấy và thu dọn đồ chơi hoặc biết chơi với đồ chơi khi nhìn qua người lớn chơi. Khám phá đồ vật bằng nhiều cách như lắc, đập, ném. Biết tìm vật được giấu một cách dễ dàng.

 

– Nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề), nhìn đúng, chỉ đúng đồ vật được gọi tên va dần biết cách sử dụng đúng chức năng của đồ vật như uống nước từ cốc, lấy lược đưa lên đầu chải, cầm đũa, cầm thìa giỏi.  Bé đập mạnh bất kỳ thứ nhạc cụ nào bé có trong tay từ trống, đàn piano tới các loại nhạc cụ đồ chơi khác.

 

 

Trẻ trong giai đoạn này có tính ích kỷ và tính sở hữu rất cao. Để khắc phục điều này, cha mẹ nên thiết lập các giới hạn để dạy bé phải giao tiếp một cách cân nhắc và tôn trọng người khác. Trẻ cũng rất hiếu kỳ, nghịch ngợm nên cha mẹ cần đảm bảo sự an toàn cho bé, không để bất cứ vật gì dễ gây thương tổn trong tầm với của bé. Hãy cho bé chơi những trò chơi sắp xếp để bé phát triển mạnh các kỹ năng vận động khéo léo, cho bé tha hồ vẽ nguệch ngoạc bằng chiếc bút chì màu theo tưởng tượng của mình, hoặc khuyến khích bé tự đi giày, mặc quần, tự cởi áo,…để các kỹ năng và tính tự lập của trẻ được hoàn thiện

Theo NTD

Sự phát triển của trẻ trong tháng thứ 12.

 

Theo NTD