Những lưu ý trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh.

0
49
Khi bé chào đời, trong tuần đầu tiên bé sẽ gặp nhiều hiện tượng như thay đổi màu sắc da, giảm cân, rụng rốn, vàng da….Có những quá trình là sinh lý thông thường nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua, bởi nếu không được lưu tâm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh bảo sự bất thường

Những thay đổi của bé trong tuần đầu

 

Màu sắc da: Vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần.

thay đổi, trẻ sơ sinh, tuần đầu, màu sắc da, dây rốn, giấc ngủ, giảm cân, bú mẹ, giao tiếp, tiêm phòng, giật mình, dính mắt, lưu ý

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Dây rốn: Sau 7 – 10 ngày đầu tiên, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. 

 

Giấc ngủ: Trong suốt tháng đầu sau sinh, bé ngủ hầu như cả ngày chỉ trừ những lúc bú và đi vệ sinh, bé ngủ khoảng 18 tiếng một ngày. Cứ khoảng 4 tiếng bé thức, bú và chơi khoảng 30 phút sau đó lại ngủ. 

 

Giảm cân: Trong 5 ngày đầu tiên, bé có thể bị giảm cân bởi  giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, số cân nặng này sẽ được lấy lại sau 1-2 tuần. 

 

Những lưu ý trong tuần đầu của trẻ

thay đổi, trẻ sơ sinh, tuần đầu, màu sắc da, dây rốn, giấc ngủ, giảm cân, bú mẹ, giao tiếp, tiêm phòng, giật mình, dính mắt, lưu ý

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Bú mẹ: Nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng Nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có thể bú từ  8-12 lần trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn nhưng cũng có những bé thì mẹ phải chủ động, khuyến khích bé ăn. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

 

Tiêm phòng: Sau vài giờ khi sinh, bé sẽ được tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi. Đó là mũi tiêm vitamin K có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K gây bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó đối với sản sản phụ bị viêm gan B thì nên tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B, tiếp sau đó là tiêm vacxin viên gan B theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi bé 2 tháng tuổi, mũi 3 khi bé được 6 – 12 tháng).

 

Giao tiếp với bé:  Trẻ có thể dễ dàng nhận ra giọng nói củamẹ bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Các mẹ có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé

thay đổi, trẻ sơ sinh, tuần đầu, màu sắc da, dây rốn, giấc ngủ, giảm cân, bú mẹ, giao tiếp, tiêm phòng, giật mình, dính mắt, lưu ý

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Các cơn giật mình: Phản xạ giật mình – phản xạ làm cho bé tự động ưỡn cong lưng, dang tay, dang chân và thỉnh thoảng khóc toáng lên khi thấy to tiếng hoặc một sự di chuyển đột ngột nào đấy. Bé có thể bị giật mình ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh. Bé có thể có phản ứng lại ngay cả khi ngủ, nhưng nó sẽ mất dần sau một vài tháng.

 

Một số hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh

 

Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này là hãy làm sạch và mát-xa nhẹ nhàng cho bé. Nhưng tốt hơn cả là bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.

Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tím do dụng cụ khi tiến hành lấy thai thì các thì mẹ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu tiên.

 

 

Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Mẹ của bé cũng chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà mẹ sẽ phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà. Bạn có thể sẽ mệt mỏi khi chăm sóc bé, ăn ngủ sao cho phù hợp với đồng hồ sinh học của bé. Nắm vừng những đặc điểm và lưu ý về bé trong tuần đầu tiên này sẽ giúp bạn dễ thích nghi và chăm sóc bé tốt hơn.

 

 

 

 

Theo NTD

Những lưu ý trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh.

 

Theo NTD