Những nguyên tắc khi tập cho trẻ ăn dặm

0
64
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn nên phối hợp cân bằng các loại thức ăn bám sát theo tháp dinh dưỡng. Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, thời tiết…
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn nên phối hợp cân bằng các loại thức ăn bám sát theo tháp dinh dưỡng. Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, thời tiết…

Một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

 

 

– Nên tập cho trẻ ăn ngọt trước rồi dần dần chuyển sang ăn mặn.

 

– Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn nên phối hợp cân bằng các loại thức ăn bám sát theo tháp dinh dưỡng. Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, thời tiết…

 

– Chỉ nên tập cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn mới một, nhằm tạo thuận lợi cho hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của trẻ chấp nhận loại thức ăn mới dễ dàng hơn.

 

Lưu ý: khi muốn tập cho trẻ một loại thức ăn mới, bạn nên cho trẻ thử vào lúc trẻ khỏe mạnh, ăn từng ít một và theo dõi khả năng tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ tiêu hóa tốt và không bị dị ứng, bạn có thể cho trẻ ăn nhiều hơn mỗi lần. Nếu trẻ tiêu hóa chưa tốt (trẻ ậm ạch khó chịu, phân có biểu hiện sống lổn nhổn hoặc mùi rất thối,…), bạn nên dừng lại vài ngày rồi tập lại. Nếu bé bị dị ứng với thức ăn đó, tốt nhất bạn đừng tiếp tục cho bé ăn.

 

– Bạn nên nhớ nguyên tắc từ từ và tăng dần đều theo độ lớn và độ thích nghi của trẻ. Việc tập cho trẻ ăn dặm quá vội, lượng thức ăn tăng quá nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ, có thể gây loạn khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng muối khoáng và vitamin trong hệ thống tiêu hóa, gây tâm lý chán ăn, từ chối ăn uống và gây mệt mỏi cho trẻ.

 

 

– Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn nào đó thì cũng không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ ăn thức ăn đó. Bạn nên dừng thức ăn đó lại vài hôm (hoặc vài tuần) rồi lại tập lại.

 

– Đừng bao giờ ép trẻ phải ăn hết một bình sữa hoặc một món ăn khi trẻ không còn thích ăn nữa.

 

– Khi trẻ còn nhỏ, bạn nên tránh cho muối vào thức ăn, hoăc cho trẻ ăn rất nhạt.

 

– Nếu bạn thất bại, có nghĩa là bé nhất định không chịu ăn thức ăn bổ sung, bạn nên dừng lại vài ngày rồi tập lại từ đầu, không nên gò ép gây căng thẳng cho cả mẹ lẫn con.

 

– Một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn trước 6 tháng tuổi là: bột mì có chứa gluten, cá, trứng, đậu, đỗ,… Những thực phẩm chỉ nên cho trẻ ăn sau từ 9 tháng đến 1 tuổi là: lạc, cua, hải sản, đặc biệt là sò huyết, ngao,…

 

– Ngoài việc tập cho trẻ làm quen với các loại thức ăn, lúc này bạn đang tập cho con bạn thói quen ăn uống cho những năm tiếp theo, vì vậy không nên quá sốt ruột chạy theo số lượng mà bỏ qua việc dạy cho con những thói quen tốt.

 

 

Thực hành

 

Bạn nên bắt đầu cho bé nếm từng thìa nhỏ rau hoặc quả nghiền trước hoặc sau một bữa ăn trong ngày, hoặc pha thẳng vào bình sữa. Bạn có thể bắt đầu bằng việc pha sữa với nước gạo cháo loãng, nước rau luộc… Tỷ lệ rau, quả hoặc chất bột lúc này là khoảng 5 – 10% so với tỷ lệ sữa. Hoặc bạn có thể pha chút bột ngọt ăn liền vào sữa hoặc cho bé thử vài thìa bột trước khi uống sữa.

 

Chất bột làm giảm sự vón cục gây khó tiêu của sữa. Tăng dần lượng thức ăn dặm và có thể cho trẻ ăn hẳn một bữa dặm trong ngày sau khi bắt đầu ăn dặm 1 – 2 tuần. Sau đó, bạn có thể cho thêm một chút nước thịt nạc vào nước rau. Bắt đầu từ tháng thứ 5 – 6, bạn có thể tập cho trẻ làm quen với sữa chua, sữa đậu nành hoặc có thể cho vào bột các loại đậu đỗ khô, ninh nhừ xay mịn hoặc chắt lấy nước pha sữa.

 

 

Bữa ăn dặm giúp trẻ cung cấp dinh dưỡng để phát triển tốt hơn khi mà sữa mẹ không còn đủ để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ nữa. Việc cho trẻ ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và mẹ cũng sẽ nhàn hơn trong việc cho trẻ ăn.

 

 

Theo NTD

Những nguyên tắc khi tập cho trẻ ăn dặm

 

Theo NTD