Nên cho trẻ ăn dặm từ khi nào

0
21
Tổ chức y tế vẫn luôn khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tuy nhiên, việc cho trẻ ăn bổ sung có thể thực hiện khi trẻ 4-6 tháng tuổi tùy vào thể trạng cũng như tăng cân của trẻ.

Những dấu hiệu bé muốn ăn dặm

 

Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
 
Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.

 

ăn dặm, bú mẹ, tăng cân ở trẻ, thời điểm ăn dặm, dị ứng, bỏ bú, nôn trớ ở trẻ,

Nguồn ảnh: Internet.

Trước đây em bé có thể ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú nhiều hơn.

Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
 
Em bé trông rất hứng khởi khi thấy người lớn ăn và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà người lớn đang cầm.

 

Thời điểm cho trẻ ăn dặm

 

Theo khuyến nghị, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt, vì thế cần tới các thực phẩm khác.

 

Thời điểm ăn dặm phụ thuộc vào tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu trẻ 4 tháng tuổi tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trường như vậy, bé cần được tập ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

 

Trường hợp, trẻ đòi ăn khi nhìn mọi người ăn uống có thể cho bé thử chút canh, nước cháo hoặc nước trái cây, đây là thời điểm tập cho bé ăn dễ dàng nhất.

 

ăn dặm, bú mẹ, tăng cân ở trẻ, thời điểm ăn dặm, dị ứng, bỏ bú, nôn trớ ở trẻ,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Thời điểm tốt nhất để tập cho bé ăn dặm khi bé được 4-6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với việc ăn bằng thìa, khi đó việc cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn.

 

Các vấn đề có thể xẩy ra

 

– Bé chống cự không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại thức ăn khác, vì có thể bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích ăn bột mặn (bột thịt, tôm…) hay ngược lại. Thay vì dùng thìa, có thể thử bằng một ngón tay sạch cho bé thử thức ăn. Nếu không thành công hãy chờ 1-2 tuần rồi tập ăn lại.

 

– Bé đi tiêu hơi lỏng: Nếu bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe thì vẫn có thể tiếp tục cho trẻ ăn, nếu bé đi tiêu nhiều nước và đi hơn 3 lần một ngày kèm theo nôn trớ, chướng bụng hay bỏ bú… thì nên ngừng cho ăn ngay. Khi trẻ đã khỏi thì lại tập cho trẻ ăn lại từ đầu.

 

ăn dặm, bú mẹ, tăng cân ở trẻ, thời điểm ăn dặm, dị ứng, bỏ bú, nôn trớ ở trẻ,

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Bé bị nổi mề đay, dị ứng sau khi ăn trứng hay bất cứ loại thức ăn gì: nên tạm ngưng thức ăn đó một thời gian, nên nấu kĩ hơn và tập ăn lại thức ăn đó với số lượng ít và tăng dần.

Bé bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra có thể bột quá đặc hay lợn cợn. Hãy làm bột loãng hơn hoặc tán nhỏ thức ăn bằng thìa.

 

– Bé không muốn ăn: Có thể bé chưa đói, hãy chờ đến bữa ăn sau, hãy cho trẻ ăn khi nào thấy bé có cảm giác đói, không nên gò ép, căng thẳng làm bé sợ ăn. Tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc bé ăn được bao nhiêu trong một bữa.

 

 

Tập cho trẻ ăn dặm là việc làm không đơn giản nhằm tạo thói quen ăn uống cho trẻ, chính vì vậy việc cho trẻ ăn như thế nào là đúng cách, bắt đầu cho trẻ ăn từ khi nào là mốc quan trọng giúp trẻ tạo được thói quen ăn uống tốt nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

 

Theo NTD

Nên cho trẻ ăn dặm từ khi nào

 

Theo NTD