Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

0
35
Viêm ruột hoại tử (NEC: Necrotizing EnteroColitis) là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đẻ non. Với tỉ lệ tử vong có thể lên đến 50% ở những trẻ có cân nặng thấp hơn 1500 gram. Bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh đẻ non nhưng viêm ruột hoại tử không phải không gặp ở trẻ sơ sinh đủ tháng.

Viêm ruột hoại tử (NEC: Necrotizing EnteroColitis) là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đẻ non. Với tỉ lệ tử vong có thể lên đến 50% ở những trẻ có cân nặng thấp hơn 1500 gram. Bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh đẻ non nhưng viêm ruột hoại tử không phải không gặp ở trẻ sơ sinh đủ tháng.

 

Nguyên nhân của viêm ruột hoại tử sơ sinh

 

Chưa có nguyên nhân chính xác trong viêm ruột hoại tử trẻ sơ sinh.

 

Một vài yếu tố nguy cơ bao gồm: thiếu máu cục bộ đường tiêu hóa và/hoặc tổn thương tái tưới máu, yếu tố nhiễm trùng. Có bằng chứng về sự phát tán vi khuẩn vào máu gây nên triệu chứng toàn thể.

 

viêm ruột hoại tử, trẻ sơ sinh, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, tiêu hóa, phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng, đường ruột

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Bệnh thường gặp ở trẻ non tháng, cân nặng thấp. Bệnh liên quan tới nhiều vấn đề: nuôi dưỡng đường ruột, trẻ suy hô hấp kéo dài, giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng (ngạt, đa hồng cầu), trong bệnh nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, bất thường chuyển hóa, hoặc có quá trình phát triển bào thai bất thường.

 

Các biểu hiện của viêm ruột hoại tử sơ sinh

 

Thông thường bệnh xuất hiện khi trẻ đang được cho ăn qua đường miệng với tiến triển tốt. Biểu hiện ban đầu hay gặp nhất là sự kém dung nạp thức ăn, trẻ “khác thường”. Tuy nhiên đôi khi bệnh cũng khởi phát rầm rộ, đột ngột.

 

Dấu hiệu điển hình: triệu chứng tiêu hóa và toàn thân nặng

 

– Triệu chứng tiêu hóa: ọc sữa, tiêu phân đen, vàng da, bụng trướng

 

– Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, trẻ bỏ bú, suy kiệt, trong trường hợp bệnh nặng có thể có xuất huyết dưới da

 

Ba giai đoạn lâm sàng của bệnh

 

Giai đoạn I

 

– Triệu chứng toàn thân: thân nhiệt không ổn định, cơn ngưng thở, li bì.

 

– Triệu chứng tiêu hóa: sữa cũ tồn đọng tăng dần, trướng bụng, tiêu máu vi thể hoặc đại thể. X-quang bụng: bình thường hoặc liệt ruột nhẹ.

 

viêm ruột hoại tử, trẻ sơ sinh, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, tiêu hóa, phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng, đường ruột

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Giai đoạn II

 

– IIA: Triệu chứng toàn thân: giống giai đoạn I. Triệu chứng tiêu hóa: giống giai đoạn I + mất nhu động ruột. X-quang bụng: quai ruột giãn, có hơi trong thành ruột.

 

– IIB: Triệu chứng toàn thân: giống giai đoạn I + toan chuyển hóa và giảm tiểu cầu nhẹ. Triệu chứng tiêu hóa: giống giai đoạn IIA + đề kháng thành bụng + viêm mô tế bào thành bụng hoặc sờ bụng thấy khối 1/4 dưới phải. X-quang bụng: Giống IIA+ hơi tĩnh mạch cửa + dịch ổ bụng.

 

Giai đoạn III

 

– IIIA: Triệu chứng toàn thân: giống IIB + sốc, DIC (disseminated intravascular coagulation rối loạn đông máu rải rác). Triệu chứng tiêu hóa: giống IIB + viêm phúc mạc toàn thể. X-quang bụng: giống IIB + nhiều dịch ổ bụng.

 

– IIIB: Triệu chứng toàn thân: giống IIIA. Triệu chứng tiêu hóa: giống IIIA. X-quang bụng: giống IIB+ hơi tự do trong ổ bụng.

 

Điều trị

 

Điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật ngoại khoa trong trường hợp cần thiết, tùy theo giai đoạn của bệnh và chỉ định của bác sỹ.

 

viêm ruột hoại tử, trẻ sơ sinh, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, tiêu hóa, phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng, đường ruột

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Chế độ dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh sau điều trị: cho trẻ bú lại khi dấu hiệu lâm sàng ổn định (bụng mềm không trướng, dịch dạ dày không ứ, không có máu ẩn trong phân). Bú sữa mẹ.

 

Viêm ruột hoại tử giai đoạn 1, có thể cho ăn sớm hơn sau 72 giờ. Viêm ruột hoại tử giai đoạn 2, 3 nên nhịn ăn ít nhất 10 – 14 ngày. Bắt đầu bú sữa mẹ 10ml/kg, tăng dần 10ml/kg mỗi ngày, đồng thời phải theo dõi sát dịch dư dạ dày, tình trạng bụng và máu ẩn trong phân.

 

Dự phòng

 

Các bà mẹ mang thai cần thiết phải đi khám thai định kỳ. Cần phát hiện được các đối tượng ở bà mẹ có nguy cơ cao về các bệnh lý đi kèm khi có thai, hoặc bệnh lý nền ở bà mẹ rồi mang thai.

 

Đặc biệt, tránh để xảy ra tình trạng sinh non tháng, phải biết trước được những trường hợp sinh sớm so với ngày dự sinh, để có điều trị tốt, giúp thai nhi trưởng thành phổi đầy đủ và kịp thời bằng corticoid.

 

Bé sinh ra dù bé nhẹ cân, thiếu tháng hay đủ tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ ngay những giờ đầu sau sinh, khuyến khích các bà mẹ cách cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ngày – đêm.

 

Để có được nguồn sữa mẹ dồi dào, các mẹ cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng nhất là chất đạm ăn tăng hơn 60% so với bữa ăn hàng ngày về đạm, đồng thời phải được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

 

 

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất nặng với nhiều triệu chứng và mức độ bệnh khác nhau, chính vì vậy với những trẻ có nguy cơ khi sinh non, nhẹ cân cần phải theo dõi chặt chẽ sau sinh và dự phòng tốt cho thai phụ trong suốt thai kỳ.

 

Theo NTD

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

 

Theo NTD