Hà Nội: Đã có học phí học thêm chung

0
447

Theo Quyết định 22 mà UBND TP Hà Nội vừa ban hành, các quy định về dạy thêm học thêm, mức thu cao nhất mà các trường được phép thu không quá 32.000 đồng/tiết/học sinh.


Trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết:

Học sinh trường tiểu học Quang Trung trong giờ học. Ảnh: NGọc châu

Học sinh trường tiểu học Quang Trung trong giờ học. Ảnh: NGọc châu

Căn cứ để chúng tôi tham mưu cho thành phố đưa ra trần mức thu là các quy định hiện hành của nhà nước về ngày công, thu nhập của giáo viên, số lượng học sinh. Mức trần đảm bảo chi trả cho người dạy, cho công tác quản lý và không để phụ huynh học sinh phải gánh quá. Thành phố còn quy định tỷ lệ chi cho giáo viên, quản lý, phục vụ, cơ sở vật chất. Quy định này nhằm tránh tình trạng khi tổ chức dạy thêm trường thì dành cho quản lý quá nhiều, trường lại dành quá ít, sinh ra mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ.

Vậy lớp học thêm được phép dạy tối đa bao nhiêu học sinh?

Thông tư 17 không quy định số học sinh tối đa trong một lớp học thêm. Thông thường khi tổ chức dạy thêm trong nhà trường thì các trường không thể bố trí lớp học quá đông. Khi quy định mức trần khoản thu dạy thêm, chúng tôi cũng ngầm đưa ra nguyên tắc: Nếu học sinh càng đông thì mức thu cũng ít đi, lượng ít đi này không chỉ tính trên đầu mỗi học sinh mà tính trên tổng thể. Vì thế tôi cho rằng, các trường sẽ tính toán để không bố trí lớp học thêm quá đông, để nhà trường và giáo viên có mức thu tốt nhất. Do đó, dù không quy định sĩ số tối đa, chúng ta không phải sợ số học sinh quá đông với các lớp dạy thêm trong nhà trường.

Với các lớp học thêm ở ngoài nhà trường thì sao, thưa ông?

Trong quá trình chuẩn bị cho việc ban hành quyết định 22 chúng tôi cũng định khống chế sĩ số không quá 45 cho một lớp trong trường THCS và THPT. Thông tư 17 cũng như Quyết định 22 còn yêu cầu đảm bảo phòng học thêm có diện tích trung bình ,1m2/học sinh, được thông gió, đủ độ chiếu sáng; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh…

Phản ứng của các cơ sở giáo dục thế nào khi UBND TP quy định mức trần học phí?

So với mức thu thực tế của các trường ở vùng sâu vùng xa ở Hà Nội thì mức trần trong Quyết định 22 vẫn cao, phù hợp hơn với vùng ngoại thành ven đô. Nhưng đã gọi là mức trần thì có nghĩa không cần thu đến mức đó mà chỉ cần không được thu vượt. Về cơ bản, hiệu trưởng các trường đều đồng ý với mức trần này. Chỉ một số trường khu vực nội thành, nhất là vùng trung tâm, thấy băn khoăn vì mức trần đó thấp so với thực thu của họ. Nhưng mức trần đó được đưa ra không phải do ngẫu hứng mà căn cứ vào những quy định của nhà nước.

Hà Nội từng không thiếu các văn bản quản lý về dạy thêm học thêm. Lần này, làm thế nào để Quyết định 22 được khả thi?

Nhà nước không cấm dạy thêm học thêm mà chỉ cấm các biểu hiện tiêu cực trong đó, chẳng hạn như dạy thêm học thêm tràn lan, bắt ép học sinh học thêm… Trong hướng dẫn thực hiện Quyết định 22, Sở GD&ĐT đưa ra một số yêu cầu về quản lý nội dung – chương trình – kế hoạch dạy thêm học thêm. Sở cũng khống chế số nhóm/lớp của một cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường. Nếu có trên ba nhóm/lớp, phải làm hồ sơ thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa.

Theo T