Những lưu ý về bệnh tiểu đường khi mang thai.

0
44
Tiểu đường là tình trạng mà lượng đường trong máu tăng cao do cơ thể không thể tích trữ nó đúng cách. Thai phụ khi mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp nhiều lần bình thường, có thể gặp những biến chứng như cao huyết áp, viêm bể thận, xuất huyết võng mạc dẫn đến mù sau khi sinh, tiền sản giật, đặc biệt là nhiễm trùng hậu sản…

 

Tiểu đường trong thai kỳ là gì?

 

Tiểu đường trong thai kỳ là một trong những căn bệnh về rối loạn chuyển hóa tấn công vào thời kỳ mang thai của phụ nữ. Nếu một phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ.

 

tiểu đường thai kỳ, biến chứng tiểu đường, tiểu đường với thai nhi, hạ dường huyết, biến chứng thai sản, tiền sản giật, sản giật, thai to,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Những lưu ý của tiểu đường khi mang thai

 

Đối với những thai phụ có nguy cơ cao

 

Nên đi khám bac sĩ ngay trước khi mang thai, nếu có thai cần xét nghiệm đường huyết giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Khi kết quả bình thường sẽ xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ khoảng tuần thứ 24-28 qua hệ tiêu hóa.

 

Xét nghiệm sàng lọc được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu sau 1 giờ thực hiện tốt hơn khi đói. Để tốt hơn có thể tiếp tục thực hiện xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong 3 giờ.

 

Đối với thai phụ bị tiểu đường

 

Kiểm soát tiểu đường trong thai kỳ: Cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu qua chế độ ăn, khi lượng đường trong máu không ổn định, thai nhi cân nặng quá lớn, bác sĩ có thể cho dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin.

 

Khám thai và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để theo dõi diễn tiến phát triển của mẹ và thai nhi. Nên đăng ký quản lý thai nghén và sinh đẻ tại các khoa Sản, bệnh viện chuyên khoa để được theo dõi sức khỏe trong thời gian mang thai đầy đủ và sức khỏe của bé sau sinh tốt hơn.

 

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ về việc sinh nở khi bị tiểu đường thai kỳ.

 

tiểu đường thai kỳ, biến chứng tiểu đường, tiểu đường với thai nhi, hạ dường huyết, biến chứng thai sản, tiền sản giật, sản giật, thai to,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Sau sinh

 

Trong khoảng 2-4 giò sau sinh, bé cần được kiểm tra đường huyết dể đmả bảo không bị hạ đường huyết sau sinh.

 

Cho con bú mẹ sớm (trong vòng 30 phút đầu tiên) để giúp đường huyết con ở mức an toàn.

 

Sản phụ sau sinh cần được kiểm tra đường huyết ít nhất hai lần sau khi sinh 1 tuần và sau 6 tuần sau sinh. Bên cạnh đó là chế độ ăn và tập luyện dành riêng cho thai phụ mắc bệnh  tiểu đường.

 

 

Tiểu đường khi mang thai đem lại nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và thai lỳ vì vậy việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu, theo dõi thai lỳ chặt chẽ là cách tốt nhất để đề phòng các biến chứng trong thai kỳ cho cả mẹ và  con.

 

Theo NTD

Những lưu ý về bệnh tiểu đường khi mang thai.

 

Theo NTD