Giúp mẹ phục hồi ngay sau sinh

0
137

Dù sinh mổ hay sinh thường, chị em sẽ phải đối mặt với rất nhiều đau đớn.

Trong những ngày và tuần đầu sau sinh em bé (giai đoạn hậu sản), cơ
thể chị em sẽ có rất nhiều thay đổi trước khi trở về trạnh thái bình
thường. Cũng giống như những thay đổi khi mang bầu, thay đổi sau sinh nở
ở mỗi người phụ nữ cũng khác nhau.

Thay đổi cơ thể sau sinh nở

– Sau ca vượt cạn đầy khó khăn, chị em sẽ phải đối mặt với những cơn
đau và hiện tượng chảy máu âm đạo. Những thay đổi cụ thể gồm:

– Những cơn co thắt cổ tử cung trong vài ngày đầu sau ca sinh nở. Để
tử cung có thể về lại được kích thước ban đầu sẽ mất khoảng 6-8 tuần.

– Đau cơ bắp đặc biệt là ở cánh tay, cổ hoặc hàm. Nguyên nhân là do
quá trình sinh nở chị em phải dùng nhiều sức để rặn đẻ. Sự đau đớn này
sẽ mất khoảng 3-4 ngày.

– Chảy máu âm đạo và xả sản dịch có thể kéo dài trong khoảng 2-4
tuần. Nhiều phụ nữ còn trải qua triệu chứng này trong khoảng 2 tháng.

– Hiện tượng đau nhức âm đạo bao gồm đau, khó chịu, tê liệt đặc biệt
với những mẹ sinh thường. Tình trạng đau nhức còn nặng nề hơn đối với mẹ
bị rạch và khâu tầng sinh môn.

– Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ bị đau ở bụng dưới, và có thể phải sử dụng đến thuốc giảm đau trong vòng 1-2 tuần đầu sau sinh.

– Căng tức núi đôi khi sữa về là triệu chứng phổ biến trong khoảng
3-4 ngày sau sinh nở. Tình trạng này có thể gây khó chịu và đau đớn cho
chị em. Hãy đặt túi chườm đá lên ngực, tắm nước ấm hoặc dùng gạc ấm để
làm giảm sự khó chịu.

Giúp mẹ phục hồi ngay sau đẻ - 1

Sau sinh, cơ thể chị em sẽ có rất nhiều thay đổi. (ảnh minh họa)

Chăm sóc sau sinh thường

Hầu hết chị em sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để trở lại với
các hoạt động bình thường. Việc quan trọng các mẹ cần làm là cố gắng
chăm sóc sức khỏe đặc biệt những vết thương sau ca chuyển dạ để nhanh
phục hồi.

– Tốt nhất các mẹ nên sử dụng loại băng vệ sinh dành riêng cho mẹ sau
sinh thay vì băng vệ sinh thông thường vì sản dịch sau sinh ra khá
nhiều và thường kéo dài đến 2 tuần.

– Hãy trao đổi với bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc giảm đau
chống chọi với những cơn đau vùng rạch tầng sinh môn hoặc đau cơ bắp
trong quá trình chuyển dạ.

– Nếu mẹ bị sưng hoặc đau xung quanh âm đạo, hãy sử dụng một túi
chườm lạnh để chườm âm đạo. Hãy lót một tấm vải mềm giữa da và băng vệ
sinh để làn da được làm mát, giúp bớt đau.

– Làm sạch vùng kín mỗi lần đi vệ sinh bằng nước và khăn bông mềm thay vì những loại giấy vệ sinh cứng, ráp.

– Hãy thử ngồi xông nước ấm khoảng 1 lần/ngày sẽ giúp vùng kín và vết rạch tầng sinh môn nhanh phục hồi hơn.

– Sau sinh, các mẹ rất dễ bị táo bón vì vậy chị em hãy cố gắng ăn
nhiều rau, bổ sung nước và chất xơ. Nếu bị táo bón và trĩ, cần tham khảo
ý kiến bác sĩ để được điều trị sớm.  

Những điều cần tránh

– Để cơ thể nhanh phục hồi, chị em cần nhớ:

– Không quan hệ tình dục quá sớm (ít nhất là 4-6 tuần sau sinh).

– Không đi du lịch quá sớm hoặc ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền trong khoảng 2 tháng sau sinh.

– Không tự ý thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

Giúp mẹ phục hồi ngay sau đẻ - 2

Chị em cần lưu ý không tự ý thụt rửa âm đạo quá sâu. (ảnh minh họa)

Chăm sóc sau sinh mổ

Nếu bạn đón con yêu bằng phương pháp đẻ mổ, bạn cần chăm sóc vết mổ một cách cẩn trọng:

– Tránh các hoạt động dùng nhiều sức như đạp xe, chạy bộ, nâng trọng lượng và tập aerobic trong khoảng 6 tuần sau sinh.

– Cho đến khi bác sĩ cho phép thì bạn đừng nên nhấc bất cứ vật gì nặng hơn em bé.

– Dù sinh mổ thì sản dịch vẫn sẽ ra trong khoảng 2 tuần sau khi bạn
sinh nở. Hãy sử dụng băng vệ sinh dành riêng cho mẹ sau sinh thay vì các
loại bằng vệ sinh thường.

– Hãy đặt một cái gối nhẹ trên vết mổ khi bạn ho hoặc hít thở sâu. Việc này sẽ hỗ trợ bụng và giúp mẹ bớt đau.

– Mẹ vẫn có thể tắm bình thường nhưng cần nhớ phải lau khô vết mổ trước khi mặc quần áo.

– Sử dụng khăn ấm chườm vết mổ hàng ngày sau sinh để vết mổ nhanh lành và bớt đau.

Gia Hân