24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ

0
408

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý những điều sau!

1. Súp lơ (bông cải) xanh được coi là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thai phụ vì súp lơ giàu vitamin lại chứa chất có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Hàm lượng vitamin C có trong súp lơ xanh cao gấp 2,5 lần lượng vitamin C có trong cam.

2. Trong quý III, nhu cầu về canxi với thai phụ nên được tăng cường. Nguyên nhân là vì thời điểm này, bộ xương và răng ở bé đã được định hình.

Nghiên cứu cho thấy, bé cần khoảng 13mg canxi mỗi giờ đồng hồ từ máu của người mẹ (tương đương khoảng 250-300mg canxi trong thực phẩm mỗi ngày). Nguồn thực phẩm giàu canxi là sữa, sữa đậu nành, đậu phụ, súp lơ xanh, rau thuộc họ đậu, cá (nhất là cá hồi)…

3. Thực phẩm dồi dào Omega3 và DHA không chỉ quan trọng cho sức khỏe người mẹ mà nó cũng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. DHA giúp bé phát triển bộ não, hệ thần kinh và các cơ quan chính trong cơ thể.

Trong quý III, khi bộ não của thai nhi phát triển mạnh, nhu cầu về DHA cũng được tăng theo. Nguồn thực phẩm giàu DHA và Omega3 là cá, trứng,

4. Phù là một trong những rắc rối mà nhiều thai phụ phải đối mặt. Chứng bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn có chế độ dinh dưỡng giàu muối. Điều này không có nghĩa là bạn nên ăn nhạt mà bạn nên tránh ăn những món quá mặn.

5. Axit folic là dưỡng chất cốt yếu trước và trong quá trình mang thai. Nghiên cứu chứng minh, nhóm phụ nữ tăng cường thức ăn giàu axit folic trước và trong thai kỳ sẽ giảm nguy cơ dị tật ở bé.

Nhu cầu axit folic với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khoảng 400mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu axit folic là các loại đậu, gan động vật, sữa đậu nành, súp lơ xanh, hạt hướng dương, các loại rau có lá màu xanh, ngũ cốc…

6. Khoảng 2% phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Chứng bệnh này có thể kiểm soát qua chế độ dinh dưỡng, nghĩa là bạn nên hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrat và đồ ngọt.

Những dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ là bạn gia tăng những cơn khát, tiểu rắt, giảm cân và mệt mỏi.

7. Hemoglobin (một chất có trong máu) giữ chức năng vận chuyển máu và oxy từ phổi tới các cơ quan trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chất sắt có vai trò sản xuất hemoglobin.

Trong quý III, nhu cầu sắt của mẹ và thai đều được nâng cao. Nguồn thực phẩm giàu sắt là cá (thủy, hải sản), thịt (gia súc, gia cầm), trứng, rau thuộc họ đậu, hoa quả khô…

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 2

8. Thay vì chú trọng đến 3 bữa chính, bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày. Cách này giúp bạn giảm thiểu chứng ợ nóng. Đây là chứng bệnh bắt nguồn từ sự thay đổi hormone khi mang thai.

Nguồn thực phẩm khiến chứng ợ nóng khó chịu hơn là thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường; thực phẩm nhiều gia vị; chocolate, đồ uống nhiều caffein.

9. Bạn nên kiểm soát khối lượng thức ăn vặt, không nên ăn quá nhiều những cũng không nên ăn quá ít. Ăn vặt hợp lý và khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh cơn nghén buổi sáng, cung cấp thêm khoảng 300kalo (lượng kalo thêm này phù hợp với nhu cầu của thai phụ). Những thức ăn vặt phù hợp là hoa quả tươi, nước hoa quả, bánh mỳ, bánh ngọt, bánh quy, sữa…

10. Bạn nên hạn chế những món ăn vặt giàu đường và chất béo. Thực phẩm loại này có thể cung cấp năng lượng nhưng lại thiếu các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Khoảng 30% thực phẩm ăn vặt có liên quan đến chất béo.

11. Thịt đỏ và thịt gia cầm là nguồn thực phẩm giàu protein – dưỡng chất rất cần thiết trong quá trình mang thai. Protein giúp xây dựng và hình thành các cơ quan chính của thai đồng thời nó có tác dụng chống các bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa tình trạng máu vón cục ở cơ thể người mẹ.

12. Nếu bạn bị nôn liên tục, bạn càng nên ăn vặt thường xuyên hơn. Duy trì chế độ dinh dưỡng đều đặn là cách tốt nhất để bù vào lượng dưỡng chất bị hao hụt khi bạn nôn.

13. Nitrate (một dạng chất hóa học của muối) thường được tăng cường trong thịt đóng hộp, thịt hun khói, thức ăn nhanh… Nó có tác dụng giữ màu sắc, hương liệu và chống sự xâm nhập của vi khuẩn cho thực phẩm đóng hộp. Nếu dùng nhiều đồ ăn kiểu này, cơ thể của bạn dễ bị thừa muối.

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 3

14. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin trước khi bạn có ý định mang thai.

Lưu ý rằng, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh trước khi bạn muốn làm mẹ sẽ tốt hơn bất kỳ một đơn thuốc nào từ bác sĩ.

15. Các loại quả, củ có màu vàng (hoặc vàng cam) chứa nhiều vitamin A và beta carotene, giúp phát triển xương, da, thị giác cho thai; đồng thời, chúng cũng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng cho người mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung vitamin A một cách tùy tiện. Bởi vì, quá thừa vitamin A (lớn hơn khoảng 4.000 IU vitamin A/ngày) sẽ gây hại cho sức khỏe.

16. Các loại thịt, thủy (hải) sản chưa qua chế biến đều có thể khiến bạn bị mắc bệnh về đường ruột. Bạn tuyệt đối không nên ăn gỏi cá, thịt tái hoặc những miếng thịt còn có màu hồng. Bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm khi chúng đã được nấu chín.

17. Phomat mềm có thể chứa vi khuẩn Listeria. Bạn nên tránh ăn phomat để ngăn ngừa Listeria có thể xâm nhập qua nhau thai, ảnh hưởng đến thai; thậm chí, nó còn gây nên tình trạng sảy thai, thai chết lưu… Ngay cả các loại kem được sản xuất bằng nguyên liệu phomat cũng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu.

18. Khi mang bầu, bạn có thể cảm thấy nôn nao hoặc xuất hiện những cơn ợ nóng. Những lúc này, bạn nên ăn thêm hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại đậu (đỗ), uống nước hoa quả tươi.

19. Nhiều thai phụ hiểu sai ý nghĩa câu “Ăn uống cho hai người (mẹ và bé) khi mang bầu”. Thực chất, bạn không cần phải tăng gấp đôi khẩu phần ăn, bạn chỉ nên tăng khoảng 300kalo mỗi ngày. Sự tăng cân khi mang thai có thể khác nhau giữa phụ nữ này và phụ nữ khác. Mức tăng cân lý tưởng khi mang bầu là từ 10-15kg.

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ | thai kỳ,dinh dưỡng thai kỳ,sức khỏe,bà mẹ mang thai,kiến thức bà bầu

20. Duy trì cân bằng dinh dưỡng: Mỗi ngày, bạn nên ăn uống đa dạng, bao gồm thịt, cá, sữa, các loại hạt, rau xanh, hoa quả… Như thế mới đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé. Bạn tuyệt đối tránh ăn kiêng vì thịt là nguồn thực phẩm giàu sắt và protein.

21. Bạn nên kiểm soát thói quen uống trà và cafe khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ vượt quá 300mg caffein (chất có nhiều trong trà và cafe) mỗi ngày thì 50% bà bầu có dấu hiệu sảy thai.

22. Nếu nước tiểu của bạn sậm màu hơn thì có thể nguyên nhân là vì bạn không uống đủ nước. Vì vậy, khi mang bầu, bạn nên uống nước đều đặn vào buối sáng, buổi trưa, buổi chiều và uống ít hơn vào buổi tối. Bạn cũng nên bổ sung nước sau khi luyện tập.

23. Chứng thèm ăn khi mang thai có thể được gây ra từ sự thiếu hụt dinh dưỡng; chẳng hạn, nếu bạn thèm khoai tây rán hoặc dưa chua, nhiều khả năng cơ thể bạn cần thêm natri (một chất hóa học của muối).

Chứng thèm ăn phần lớn là do thay đổi hormone khi mang thai. Điều này là bình thường trừ khi bạn thèm những thứ không phải là thực phẩm như cát, vải, gỗ… Khi đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ.  

24. Bạn nên bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường chứa khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh bé nhẹ cân và để lại nhiều rắc rối sức khỏe khác cho bé. Nên nhớ, mọi thứ bạn hấp thu vào cơ thể đều ảnh hưởng đến thai.


Pháp Luật Xã Hội