Trẻ bị ho, dùng thuốc như thế nào?

0
1591

Khí hậu rét ẩm là cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là trẻ nhỏ. Dùng thuốc ho hiện nay thế nào cho đúng và hiệu quả vẫn là vấn đề cần phải quan tâm

Ho là một phản xạ của cơ thể để tống các vật lạ trong đường hô
hấp ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi phản xạ này lại gây phiền toái cho trẻ trong sinh hoạt, trong giấc
ngủ và khi ăn uống. Đây là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và tự đi tìm mua thuốc ho cho trẻ
uống.

Tuy nhiên, nếu dùng các loại thuốc ho không phù hợp có thể sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc như
làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, thậm chí ngộ độc, nếu nặng có thể gây nguy
hiểm tính mạng của trẻ. Vì thế, việc chọn thuốc ho như thế nào cho phù hợp, có hiệu quả là điều hết
sức quan trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc ho đúng, trẻ nhanh khỏi bệnh.

Sử dụng thuốc ho đúng, trẻ nhanh khỏi bệnh.

Các loại thuốc thường dùng trị ho

Trên thị trường, các loại thuốc sau thường dùng để trị ho:

Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, ức chế trung tâm ho (ví dụ như tecpin-codein,
dextromethorphan, opium) có tác dụng làm dịu cơn ho, nhất là ho khan. Thuốc cũng gây ức chế trung
tâm hô hấp nên không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ bị suy hô hấp, hen phế quản.

Thuốc ho có tác dụng làm loãng đờm, tan đờm (acetylcystein, carbocistein, bromhexin,
ambroxol…) có tác dụng làm đờm loãng ra và dễ dàng bị tống ra ngoài đường hô hấp. Thuốc nên dùng
trong trường hợp trẻ ho có đờm hoặc đờm tiết ra đặc quá không khạc ra được.

Không dùng trong trường
hợp trẻ bị suy hô hấp hoặc hen phế quản vì khi đó đờm được tiết ra nhưng không vận chuyển ra ngoài
được, làm gia tăng sự tắc nghẽn ở phế quản và phổi. Loại thuốc này không nên dùng cho trẻ dưới 2
tuổi. Thuốc cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên thận trọng trong trường hợp trẻ bị viêm
loét dạ dày – ruột.

Thuốc ho có tác dụng chống dị ứng như promethazin, clopheniramine… Các thuốc này có tác dụng
chống dị ứng, giảm ngứa họng và giảm ho, nhất là ho do dị ứng. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng gây
ngủ nên làm giảm ho về ban đêm. Nhưng tác dụng gây ngủ sẽ làm cho trẻ đi học dễ ngủ gà trên lớp.
Ngoài ra, thuốc còn gây cho trẻ khô miệng, chán ăn và táo bón.

Thuốc có tác dụng co mạch chống sung huyết như pseudoephedrin, giảm sung huyết mũi, chống ngẹt
mũi. Thuốc này thường phối hợp với các thành phần trên để tăng tác dụng trị ho và cúm, làm thông
mũi. Vì tác dụng co mạch, tăng nhịp tim nên không dùng cho trẻ bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Ngoài ra, thuốc gây kích thích nhẹ nên trẻ uống có thể khó ngủ, chán ăn.

Ngoài những thuốc ho nói trên còn có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền có công dụng chữa ho là
thảo dược lành tính và mang lại hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt, trong đó phải chọn lựa các loại
thảo dược an toàn cho cơ thể trẻ nhỏ như húng chanh, khuynh diệp, mật ong, vỏ quýt, núc nác…
hiệu quả trị ho của các loại thuốc cổ truyền này đã được kiểm chứng hàng ngàn năm qua do đó thuốc
trị ho thảo dược luôn là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ dành cho trẻ.

Dùng thế nào cho hiệu quả?

Ho được chia làm hai loại: ho khan và ho có đờm. Ho khan có thể do cảm lạnh, hen phế quản, viêm
phế quản, viêm phổi… thường kèm theo ngứa họng, khàn giọng, mất giọng. Nguyên nhân thường do thay
đổi thời tiết, hít phải bụi bặm, khói. Ho có đờm thường kèm theo tình trạng khạc ra chất nhầy, khó
thở khiến trẻ rất mệt mỏi. Đây còn có thể là triệu chứng còn lại sau khi bị đau họng, viêm tắc mũi,
viêm xoang.

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm
trọng, đặc biệt với trẻ em. Nếu thấy trẻ bị ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy
kiệt… các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ để được khám cẩn thận.

Thuốc ho được lựa chọn phải dựa
vào đặc điểm ho khan hay ho có đờm. Ho khan thường do cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên,
chảy nước mũi vào trong hoặc do kích ứng; có thể dùng tecpin-codein, dextromethorphan và kháng
histamin về đêm.

Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính. Việc dùng các thuốc long đờm,
tiêu chất nhày, giãn phế quản kết hợp với corticoid, các men như serrapeptase hoặc chymotrypsin và
kháng sinh là có hiệu quả tốt.

Ho là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh ho nhiều nhất bởi sức
đề kháng còn yếu. Trẻ lại hay chạy nhảy nên thường ra nhiều mồ hôi nhưng trẻ không biết tự lau, lại
mải chơi mà không chú ý tự giữ ấm cho cơ thể… nên rất dễ bị ho. Bởi vậy, khi trẻ bị ho nhiều cần
đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.



Minh Tâm ( st )