Dấu hiệu sớm “cứu” con tự kỷ

0
1813

Càng biết về những dấu hiệu này sớm, mẹ càng có nhiều cơ hội đưa thiên thần lơ đãng của mình trở lại đúng nhịp.

Trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ
hay còn gọi là rối loạn tự kỷ thường khởi phát trong giai đoạn 2-3
tuổi,  hay gặp nhất ở ở bé trai. Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm
nhận thấy ở con những dấu hiệu chủ yếu như: gặp khó khăn trong giao
tiếp, lời nói, thiếu tiếp xúc bằng mắt, không quan tâm đến các trò chơi
nhóm, lời nói rập khuôn, lặp lại, nhịp điêu, tốc độ hành động thường có
vấn đề….Tuy nhiên, vào giai đoạn đó, chứng tự kỷ của trẻ đã rất khó
chữa.

Mẹ nên biết, trước khi trẻ mắc chứng tự kỷ, các bé sẽ có một số biểu hiện sớm của giai đoạn còn trong trứng nước.

Càng biết về những dấu hiệu này sớm, mẹ càng có nhiều cơ hội đưa thiên thần lơ đãng của mình trở lại đúng nhịp.

Tín hiệu 6 tháng

Bắt đầu từ khoảng 6 tháng, bé đã có một số biểu hiện chớm của bệnh tự
kỷ. Nhưng vì trẻ lúc này vẫn còn quá nhỏ, những tín hiệu bé đưa ra hay
thường bị bố mẹ bỏ qua. Mẹ nên lưu ý đến những biểu hiện như: khi cha mẹ
đưa đồ ăn hoặc đồ chơi để trêu con, bé luôn lờ đi và tỏ ra không quan
tâm. Khi mẹ năm tay con, bé cũng tỏ ra không thoải mái.

Tín hiệu một tuổi

12 tháng là khoảng thời gian bé đã có một số dấu hiệu điển hình, mẹ
có thể tham khảo như: Không thể nhìn thẳng vào mắt mẹ, không có giao lưu
ánh mắt giữa mẹ và bé. Khi cha mẹ gọi tên con, bé không quay lại hoặc
số lần, thời gian quay lại rất ít. Không nhận ra cử chỉ của cha mẹ,
không có phản ứng bình thường với các kích thích bên ngoài. Thậm chí 12
tháng vẫn chưa biết cha mẹ là ai.

Dấu hiệu sớm “cứu” con tự kỷ - 1
Trẻ tự kỷ thường thích bó mình trong những không gian quen thuộc (ảnh minh hoạ)

Tín hiểu hai tuổi

Hai tuổi, dấu hiệu mẹ cần quan tâm chính của con là khía cạnh cá nhân
và lời nói. Ví dụ như trẻ ít cười, ít biểu hiện trên khuôn mặt hoặc
không thích thể hiện, hầu hết thời gian đều im lặng, thậm chí 2 tuổi vẫn
chưa biết nói, chưa biết nói nhiều hơn 2 từ.

Mặc khác, mẹ cùng nên theo dõi những vấn đề về cảm xúc của con. Trẻ
tự kỷ thường yêu cầu một môi trường quen thuộc và rất ghét sự thay đổi.
Các bé sẽ dành nhiều thời giản để tập trung vào duy nhất 1,2 món đồ chơi
và hoạt động. Chẳng hạn như thích vặn nắp, xoay nắp đều đều, rất quan
tâm đến các chương trình quảng cáo và thời tiết trên tivi. Thường những
bộ phim hay hoạt hình lại không quan tâm xem. Trẻ thích mọi thứ phải
thật quen thuộc, sợ cái mới. Nếu mẹ thay đổi hoặc lấy đi món đồ bé thích
bé hay căng thẳng, khó chịu, khóc nhiều…cần chú ý ngay lập tức và phát
hiện sớm.

Khi họ thấy rằng con có một dấu hiệu nào đó, mẹ cần đánh giá toàn
diện. Nếu trẻ chỉ có một hành vi duy nhất, không cần phải quá lo lắng.
Lúc này, cha mẹ nên tiếp tục quan sát, nói chuyện nhiều hơn với em bé,
mang các em bé để chơi ngoài trời, tiếp xúc nhiều hơn với các trẻ khác. 

Nếu trẻ đã 18-24 tháng mà vẫn không tăng trưởng và có hiện tượng chậm
phát triển, phụ huynh được khuyến khích nên tiến hành đưa trẻ đi kiểm
tra toàn diện, chuẩn đoán và có hướng điều trị sớm cho bé.  

Nếu chẩn đoán tự kỷ, tốt nhất nên thực hiện trước 3 tuổi. Đó là thời
điểm tối ưu để can thiệp điều trị. Ngoài ra, cha mẹ của trẻ có dấu hiệu
tự kỷ cũng nên bình tĩnh, có tâm lý vững vàngtừ bỏ khái niệm “bệnh” mà
chỉ coi đó như một “vấn đề tâm lý”. 




Mỹ Duyên ( biên soạn )