Bố mẹ thấp, con có cao được không?

0
180

Vợ chồng tôi có chiều cao khiêm tốn, anh em hai bên gia đình nội ngoại cũng không được cao. Như vậy liệu con tôi cũng sẽ bị thấp không? Làm sao để giúp cho bé phát triển chiều cao tốt nhất.

Trả lời: Không ít người cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định đối với chiều cao của một
người. Tuy nhiên, rất nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, di truyền chỉ tác động đến chiều cao
của một con người ở mức 23%. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là dinh dưỡng với 31%, vận động thể dục
thể thao cũng đóng góp đến 20%, phần còn lại là môi trường, bệnh tật và xã hội. Do vậy, thế hệ con
của bạn vẫn có thể có chiều cao tốt hơn cha mẹ nếu phát huy tối đa các yếu tố dinh dưỡng, vận động
thể lực, sống trong môi trường tốt và ít bệnh tật.




Ảnh minh họa: internet

Để chiều cao của trẻ được tăng trưởng liên tục, cần bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày, đặc
biệt là các chất có tác động đến sự phát triển chiều cao: vitamin A/D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt;
ngoài ba bữa chính nên cho trẻ uống thêm sữa trong các bữa phụ với lượng 500-750ml/ngày.

Trẻ cũng
cần được ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya; vận động ít nhất một tiếng mỗi ngày với các
môn thể thao như nhảy dây, chơi cầu lông, bóng rổ, bơi lội, đi xe đạp, đi/chạy bộ…; tạo cho trẻ môi
trường sống trong lành.

Cha mẹ cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ từ khi sinh đến khi trẻ hết tăng trưởng chiều cao để
có thể can thiệp kịp thời. Có ba giai đoạn trẻ phát triển chiều cao nhanh mà cha mẹ cần đặc biệt
lưu ý là: thời kỳ trong bụng mẹ, khi ra đời bé cần đạt được từ 48-53cm; giai đoạn dưới ba tuổi: năm
thứ nhất tăng 25cm, hai năm sau mỗi năm tăng 10cm; giai đoạn tiền dậy thì (khoảng 1-1,5 năm) trẻ sẽ
tăng vọt khoảng 10-12cm. Những dấu hiệu sau cho thấy bé đến thời kỳ tiền dậy thì: bé gái thì nụ vú
xuất hiện và phát triển; bé trai là sự vỡ tiếng, khi giọng bé trở nên khàn và ồm ồm.


Bạn đọc