Lưu ý khi bà bầu làm đẹp

0
289

Khi mang bầu nhiều người lo lắng, thậm chí mất tự tin về ngoại hình của mình. Họ không biết có nên “tân trang” lại hay không? Việc làm đẹp thời kỳ này có điểm nào khác biệt? Và đâu là giới hạn cần tránh?


Make-up

Bạn không cần phải nói lời giã từ một cách tuyệt đối với việc trang điểm trong thời kỳ
thai nghén, nhưng hầu hết các bác sĩ da liễu, nội tiết và các chuyên
gia trang điểm đều đưa ra lời cảnh báo: Khi có thai, da phụ nữ trở nên
mẫn cảm hơn, rất dễ bị dị ứng, đặc biệt các mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh,
hay tinh dầu thơm dễ thẩm thấu qua da, qua đường máu, ảnh hưởng đến
thai nhi. Bên cạnh đó, tùy từng loại mỹ phẩm và do cơ địa từng người mà
xảy ra kích ứng khác nhau, vì vậy trước khi có nhu cầu make-up, nên
tìm hiểu kỹ về loại mỹ phẩm đó, xin tư vấn của bác sĩ, song an toàn
nhất là hạn chế dùng mỹ phẩm trong giai đoạn này.

Thực
tế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo về một số loại kem chống
nhăn, trị mụn có chứa retinol – một dạng nhẹ hơn của Retin-A, chất đã
gây ra một số ca sinh con bất thường. Hay nước sơn móng tay và nước hoa
chứa chất phthalates, nếu thấm qua da có thể gây dị tật bẩm sinh ở
thai nhi. Hương thơm từ nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm có hóa chất tạo
hương cũng dễ gây ra phản dứng dị thường.

Quá trình
giải phóng nhiều histamin khi ấy sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp
như viêm mũi dị ứng, ho hen, hoặc đau nửa đầu, ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sử dụng son môi cũng có nguy cơ gây hại
nếu vô tình người mẹ nuốt vào dạ dày trong khi ăn uống, hoặc liếm môi,
bởi mỹ phẩm này là cấu thành của nhiều chất liệu, vừa có tác dụng thẩm
thấu, vừa hấp thu các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời hấp thu nguyên tố
kim loại nặng trong không khí.

Bà bầu Trung Quốc thi bụng đẹp

Chăm sóc da

Khi
mang thai, trọng lượng cơ thể tăng đột ngột, mô liên kết ở lớp hạ bì
bị lỏng lẻo, các sợi collagen không duy trì được tính đàn hồi, bị rách
toạc ra, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể không còn tác dụng, dẫn tới
rạn da. Các vết rạn này không liên quan đến vấn đề sức khỏe của mẹ và
bé, mà chỉ ảnh hưởng tới nhãn quan thẩm mỹ. BS. Hoàng Phương Lan (PGĐ
BV Da liễu HN) cho biết: “Cơ chế bảo vệ ấy ở lần mang thai sau càng bị
suy yếu hơn, nếu lần đầu không bị rạn da thì lần có thai sau nguy cơ
rạn da càng tăng gấp đôi. Bởi thế, theo tôi, phụ nữ đang mang thai nên
chú ý vấn đề này ngay từ lần có thai đầu tiên”.

Bên
cạnh đó, Ths. Lê Minh Châu (Phó khoa Phụ nội tiết – BV Phụ sản TW)
khẳng định: “Các vết rạn da khi đã xuất hiện thì không thể nào mất đi,
tia laser chỉ có thể làm mờ các vết rạn cũ. Vì thế, quan trọng nhất là
tìm cách ngăn ngừa vết rạn trước khi xuất hiện theo sự thay đổi trọng
lượng cơ thể. Sử dụng kem chống rạn da la một trong những biện pháp
ngừa hiện tượng này và nên bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên của thai kỳ.
Thành phần trong kem chống rạn da được nghiên cứu là có tác dụng giữ
ẩm, làm mềm da, giúp tăng độ thấm và sức căng bề mặt da, không ảnh hưởng
tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào
cũng tránh được các vết rạn khi dùng loại kem này, nhất là khi sử dụng
không đúng cách và do sự đàn hồi của các mô liên kết ở người đó không
tốt”.

Ths. Lê Minh Châu cảnh báo: “Phụ
nữ mang thai tuyệt đối không được xông hơi, quấn nóng, hoặc sử dụng
các liệu pháp spa khiến thân nhiệt tăng cao khi mang thai, đặc biệt là
trong 3 tháng đầu, bởi nhiệt độ cao có thể gây dị tật cho thai nhi”.
Nếu bà bầu nào vẫn có nhu cầu spa, cần thông báo cho chuyên viên
massage biết tình trạng thai nghén của bạn để họ xoa bóp nhẹ nhàng hơn,
đồng thời tránh dùng lực ở những vùng nhạy cảm, tránh các hóa chất trợ
giúp dễ gây nguy hiểm.

Da mụn và ngứa

Quá
trình thai nghén khiến hormon androgen trong cơ thể hoạt động mạnh,
kích thích các tuyến dầu, làm bít lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn
phát triển và gây mụn, đồng thời da dễ bị khô, ngứa và mẫn cảm. Có thể
giam tình trạng này bằng cách rửa mặt ngày hai lần với sản phẩm sữa
rửa mặt nhẹ, không có tác động tẩy rửa quá mức, không chứa xà phòng,
không mùi để tránh gây kích ứng da. Nếu dùng kem dưỡng ẩm cũng sử dụng
loại không chứa dầu và không có mùi thơm.

Những loại
kem trị mụn chứa accutance – một loại dẫn xuất của vitamin A và thuộc
họ retinoid cũng được cảnh báo là không nên dùng vì dễ gây dị dạng cho
thai nhi. Hoặc sản phẩm chứa BHA/Salicylic Acid (thường được sử dụng để
chữa trị mụn) – một dẫn xuất của aspirin, cần được tránh xa bởi phụ nữ
mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng aspirin. Nếu da bị ngứa
trầm trọng thì phải gặp bác sĩ để xin tư vấn phương thuốc trị ngứa an
toàn cho thai phụ.

Nhuộm tóc

Hiện
nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra rằng, sử dụng thuốc nhuộm
tóc trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi, trừ trường hợp
nghi ngờ duy nhất là từ cuối những năm 1970 khi người ta phát hiện một
loại thuốc nhuộm tóc có chứa chất gây đột biến gien.

Ths.
Mai Mạnh Tuấn (Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ – Viện Thẩm mỹ Hà Nội) lưu ý:
“Tuyệt đối không được nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ – giai đoạn
hình thành những bộ phận quan trọng nhất của thai nhi. Mặc dù thành
phần thuốc nhuộm tóc ít thẩm thấu qua da, nhưng mùi thuốc nhuộm dễ gây
hại cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, để tránh những ảnh
hưởng không tốt có thể xảy ra, cố gắng ngừng các biện pháp làm đẹp tóc
như duỗi thẳng tóc, tẩy trắng tóc, uốn, hoặc nhuộm tóc, bởi càng tiếp
xúc ít với hóa chất càng tốt”.

Nếu vẫn quyết tâm
làm đẹp cho “góc con người” trong giai đoạn này, nên dùng loại thuốc
nhuộm có gốc thực vật, tránh thuốc nhuộm có mùi hóa học và thuốc nhuộm
lâu dài chứa ammonia. Chọn chỗ ngồi thông thoáng ở ngoài trời, hay gần
cửa sổ để giảm tối đa hơi hóa chất hít phải, sau đó gội đầu thật sạch
khi nhuộm xong để tránh tối đa sự thẩm thấu thuốc nhuộm qua da đầu.