Chăm sóc trẻ tự kỷ

0
30
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Chăm sóc trẻ tự kỷ ngoài việc đúng phương pháp còn cần nhiều thời gian, công sức và sự kiên nhẫn mới có thể cải thiện được. Cần chăm sóc cho trẻ từ môi trường sống, hoạt động, ngôn ngữ giao tiếp cho đến chế độ ăn uống của trẻ

 

Chứng tự kỷ ở trẻ và biểu hiện bệnh

 

Chứng tự kỷ ở trẻ được nhà tâm thần học nổi tiếng Kanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943. Trung bình cứ 100.000 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp 3-4 lần bé gái. Có thể chẩn đoán bệnh trong những tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu tự kỷ thường bộc lộ nhiều ở những tháng cuối của năm đầu tiên, rõ rệt hơn ở năm thứ 2-3.

 

Biểu hiện của trẻ bị tự kỷ thường là:

 

– Chậm phát triển về ngôn ngữ.

 

–  Không thích chơi với mọi người xung quanh, có rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt, không thích người khác chạm vào người, có xu hướng một mình.

 

– Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc và đặc biệt khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Chăm sóc trẻ tự kỷ

 

Về vấn đề chăm sóc những đứa trẻ bị tự kỷ cần phải có phương pháp, thời gian cũng như sự kiên nhẫn. Cần phải chú ý những vấn đề sau đây:

 

Thay đổi môi trường sinh hoạt của trẻ

 

– Trẻ tự kỷ thường thích hợp với những nơi yên tĩnh nên tuyệt đối không đưa trẻ đến nơi đông người, không khí ngột ngạt hoặc quá nóng. Tốt nhất là cho trẻ ở nới thoáng đãng, nhiệt độ trung bình khoảng 21-23 độ, trẻ có thể mặc áo khoác.

 

– Tránh những nơi có độ ẩm không khí cao.

 

– Tránh đưa trẻ đến vùng cao như vùng núi, mặc dù nhiệt độ có thấp hơn, nhưng không khí sẽ bị loãng và thay đổi áp suất sẽ khiến cho não của trẻ hoạt động không tốt.

 

Hướng dẫn các hoạt động cho trẻ

 

Chăm sóc trẻ tự kỷ ở khâu này cần rất nhiều thời gian cũng như sự nỗ lực, các hoạt động cần hướng dẫn trẻ từ từ để trẻ quen dần, và không lặp lại quá nhiều khiến trẻ nhàm chán hoặc cáu kỉnh, cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ làm những việc đơn giản như:

 

– Hướng dẫn trẻ tự làm những việc đơn giản theo sự giám sát như: lấy khăn, mặc quần áo, tự ăn, tự đi giày,…Điều này có nghĩa là không để thời gian rảnh của trẻ trở lên vô nghĩa, cần tìm cách đẻ não của trẻ có sự vận động thường xuyên. Cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ làm thuần thục việc này rồi chuyển sang việc khác.

 

– Hướng dẫn trẻ vẽ hoặc nặn giúp trẻ từng bước làm chủ các vận đông kỷ xảo trong học viết và các thao tác tinh tế khác.

 

– Tập cho trẻ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi lên xuống cầu thang,…không khuyến khích trẻ chạy nhảy nhiều. tập cho trẻ bơi càng sớm càng tốt, là liệu pháp phụ trợ giúp phục hồi cho trẻ chậm phát triển khá hiệu quả, hiện được áp dụng khá rộng rãi trên toàn thế giới.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Hướng dẫn hoạt động về ngôn ngữ cho trẻ

 

– Luyện nói với trẻ, tập cho trẻ phát âm to, rõ ràng, nhanh dần. Luôn nói chuyện với trẻ bằng giọng ôn hò, tuyệt đối không la mắng trẻ.

 

– Không bắt trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu nói hoặc nói cho trẻ một câu nhiều lần. Nếu muốn trẻ nhớ, có thể nhắc lại hoặc gợi ý cho trẻ sau đó một khoảng thời gian, tránh lặp liên tục.

Cho trẻ sinh hoạt chung với mọi người trong gia đình, mọi người cùng nói chuyện với trẻ, không nên để trẻ ngồi im khi người lớn nói chuyện.

 

– Đừng bao giờ nói dối hay tìm cách lừa gạt trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ mất lòng tin ở phụ huynh, khiến việc huấn luyện trở nên khó khăn hơn nhiều.

 

Chế độ ăn cho trẻ

 

– Không sử dụng bất kỳ loại sữa động vật nào (sữa bò, sữa dê, sữa ngựa…) và không sử dụng các sản phẩm từ sữa động vật (sữa chua, phô mai, bánh có nhân sữa….). Nên sử dụng nguồn đạm thực vật cho trẻ có trong các loại đậu, nhiều nhất là đậu nành.

 

– Hạn chế tối đa các món ăn bằng bột mì.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

– Không nên cho trẻ sử dụng thực phẩm đóng gói đóng hộp vì chất bảo quản trong đồ hộp rất hại cho trẻ.

 

– Không nên cho trẻ ăn chuối tiêu mà ăn chuối tây, loại chuối này là một vị thuốc trợ gan và trợ tiêu hóa rất tốt.

 

– Lượng nước uống hợp lý cho trẻ tới 8 tuổi: 800 – 1.200ml/ngày, tùy theo thời tiết. Lượng nước trẻ uống là yếu tố trực tiếp liên quan đến oxy não: uống quá nhiều nước sẽ gây thiếu oxy não cục bộ. Với tất cả mọi người, đặc biệt là với trẻ, khi uống nước, nên uống rải rác làm nhiều lần, không nên uống một lần quá nhiều nước. Nếu trẻ bị sốt, tiêu chảy, đang uống tân dược… thì phải cho uống nhiều hơn chút nữa để bù nước và thải độc.

 

 

 

Trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều khiếm khuyết: trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ… Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa nhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác, tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng. Khi huấn luyện trẻ, tuyệt đối tránh những quy trình sinh hoạt không thay đổi. Hãy chịu khó thay đổi những thói quen sinh hoạt quen thuộc của trẻ để não trẻ vận động nhiều hơn, trẻ thích nghi với đời sống tốt hơn.

 

 

Theo NTD

Chăm sóc trẻ tự kỷ

 

Theo NTD