Cách chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách

0
114
Rốn của trẻ là một bộ phận rất nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận sau khi sinh, vì nhiễm trùng rốn có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Rốn của trẻ có thể rụng và khô một cách tự nhiên sau 7- 12 ngày, tùy vào mỗi trẻ. Nếu thấy rốn của bé có hiện tượng tấy đỏ, có mùi hôi, có mủ,…thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám

Chuẩn bị trước khi chăm sóc rốn

 

Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Nếu không đảm bảo vệ sinh, phần cắt của dây rốn rất dễ nhiễm trùng có thể gây nên bệnh uốn ván rốn – một trong những tai biến nặng dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

 

Chuẩn bị vật liệu chăm sóc rốn: Bông vô trùng, chai  cồn 70 độ, gạc vô trùng, tăm bông, băng rốn.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Cách chăm sóc rốn cho trẻ tại nhà

 

Chăm sóc và vệ sinh rốn theo các bước sau đây

 

Tháo băng rốn cũ

 

– Tháo băng rốn cũ của trẻ ra. Quan sát rốn và vùng da quanh rốn xem có dấu hiệu gì bất thường hay không. Rửa tay hoặc sát trùng tay lại bằng dung dịch cồn 70 độ.

 

– Chăm sóc đặc biệt cuống rốn: Cuống rốn của bé cần phải luôn được giữ sạch và khô ráo. Tránh tuyệt đối việc làm dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn bé.

 

Vệ sinh rốn

 

– Dùng tăm bông tẩm cồn sát trùng rốn theo trình tự sau: Chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn, da vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5 cm.

 

– Thực hiện 1- 2 lần mỗi ngày, lưu ý 1 que tăm bông chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que này và dùng thêm các que khác nếu cần.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Băng rốn sau khi vệ sinh xong

 

– Băng rốn đúng cách: Sau khi làm vệ sinh, đắp băng gạc mới lên và dùng gạc băng cố định lại. Việc tắm rửa hay thay gạc rốn cho bé đều cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng.

 

– Không được băng rốn quá chặt vì ngoài việc làm cho bé khó chịu nó còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc vệ sinh rốn của bé cần được thực hiện hàng ngày cho đến khi cuống rốn khô và rụng.

 

Thời gian rụng dây rốn

 

– Dây rốn của trẻ sẽ rụng và khô tự nhiên sau khoảng từ 1 tới 3 tuần sau sinh. Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới rốn.

 

– Khi rốn rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Song điều này không có gì lo lắng vì đó là hiện tượng bình thường. Sau 5- 10 ngày vệ sinh và chăm sóc rốn của trẻ sẽ lành hẳn.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Lưu ý khi chăm sóc rốn cho bé

 

– Các bà mẹ không được dùng các loại thuốc bôi hay rắc vào rốn bé nếu không có chỉ định của bác sĩ. Không nên băng rốn quá chặt và kín vì có thể làm rốn bị nhiễm trùng.

 

– Trong quá trình chăm sóc rốn, cha mẹ phải luôn quan tâm đến các dấu hiệu quanh rốn bé. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường xung quanh khu vực rốn của bé như dưới đây thì cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

 

– Rốn bị sưng đỏ, có thể chảy một chút máu, có mùi hôi ở vùng rốn, vùng da xung quanh rốn ửng đỏ, chảy máu nghiêm trọng ở cuống rốn.

 

– Rốn rụng hoàn toàn mà vẫn có chảy máu hoặc nhiễm trùng kèm theo khóc quấy, bú ít.

 

Trong quá trình chăm sóc rốn, cha mẹ phải luôn quan tâm đến các dấu hiệu quanh rốn bé. Các mẹ đừng nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bé. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường xung quanh khu vực rốn của bé như sưng tấy, rỉ dịch mủ vàng, chảy máu, sốt hoặc ít bú thì hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

CửaSổTìnhYêu

Cách chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách

 

Theo NTD