Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ.

0
55
Nhiều vị phụ huynh thường nghĩ rằng viêm ruột thừa (hay đau ruột thừa) thường chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai vì trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm ruột thừa và các bệnh về ruột thừa như người lớn. Viêm ruột thừa nếu phát hiện và điều trị sớm thì trẻ phục hồi rất nhanh, nhưng nếu không được phát hiện và đều trị thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

 

Ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có 1 đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già).

 

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

 

Tắc lòng ruột thừa

 

– Do sỏi phân ruột thừa, do giun đũa, giun kim chui vào lòng ruột thừa

 

– Do hệ thống nang lympho trong lòng ruột thừa sưng to bít miệng ruột thừa lại

 

– Do các chất niêm dịch trong lòng ruột thừa cô đặc lại tạo thành các bọc niêm dịch ruột thừa

 

– Ruột thừa bị gấp do dính hay do dây chằng cũng là nguyên nhân gây tắc lòng ruột thừa.

 

Nhiễm trùng ruột thừa

 

– Sau khi bị tắc vi khuẩn trong lòng ruột thừa phát triển gây viêm.

 

– Do nhiễm trùng huyết, xuất phát từ những ổ nhiễm trùng nơi khác như: phổi, tai, mũi, họng…

 

Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa

 

– Do tắc lòng ruột thừa: Áp lực lòng ruột thừa tăng lên gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng thành ruột gây rối loạn tuần hoàn thành ruột thừa.

 

– Do nhiễm trùng: Do độc tố của vi trùng Gr (-) gây tắc mạch.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Dấu hiệu trẻ bị viêm ruột thừa

 

– Đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải, lúc đầu có thể ở vùng trên rốn hay quanh rốn rồi khu trú ở vùng hố chậu phải.

 

– Nôn, buồn nôn là dấu hiệu hay gặp nhất ở trẻ em.

 

– Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, táo bón, ỉa chảy cũng có thể gặp.

 

– Bệnh nhân thấy người mệt mỏi, sốt.

 

– Sốt 37,5 độ C – 38 độ C. Khi sốt cao hơn cần phải nghĩ đến và tùy các nguyên nhân khác.

 

– Hội chứng nhiễm khuẩn: Vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn

 

– Nhìn bụng xẹp di động theo nhịp thở

 

– Sờ nắn nhẹ nhàng từ hố chậu trái sang hố chậu phải thấy hố chậu phải có phản ứng đau nhói; đau ở hố chậu phải khi ấn tay ở hố chậu trái.

 

– Có triệu chứng tăng cảm giác da: sờ nhẹ trên da thành bụng vùng hố chậu phải bệnh nhân đã cảm thấy đau

 

– Thăm trực tràng, âm đạo ở phụ nữ thấy thành phải trực tràng hay bờ phải túi cùng âm đạo đau

 

Biến chứng của viêm ruột thừa

 

– Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi làviêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết, suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Phương pháp chuẩn đoán và điều trị

 

Chuẩn đoán:

 

– Xét nghiệm công thức máu

 

– Chụp X-quang

 

– Siêu âm

 

– Soi ổ bụng

 

Điều trị:

 

– Khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp thì phải mổ cấp cứu

 

– viêm ruột thừa đến sớm trong vòng 24 giờ chưa vỡ:

 

+ Mổ nội soi cắt ruột thừa hay mổ kinh điển chọn đường mổ Mac Burney ở vùng hố chậu phải để cắt ruột thừa. Thành bụng được đóng theo các lớp giải phẫu.

 

+ Khi bị viêm phúc mạc do viêm ruột thừa, đường mổ cần đủ rộng để cắt ruột thừa, lau sạch và kiểm tra ổ bụng. Đường mổ rạch theo đường trắng cạnh rốn bên phải hoặc đường mổ giữa dưới rốn, đóng thành bụng một lớp, để hở da. Có thể sử dụng phương pháp mổ nội soi. 

– Áp-xe ruột thừa

 

+ Nếu ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng và sự rò rỉ các chất đường ruột có thể hình thành áp-xe. Áp-xe ruột thừa là một hình thái tiến triển của viêm ruột thừa do không được chẩn đoán sớm hoặc do diễn biến nhanh của viêm ruột thừa dẫn đến thủng và được khu trú bởi các tạng xung quanh để tạo thành ổ mủ với lớp vỏ khá vững chắc.

 

+ Nếu ổ áp-xe này chưa vỡ, chưa lan ra ổ bụng, phải phẫu thuật dẫn lưu mủ và sau 3-6 tháng sẽ cắt ruột thừa nhằm tránh viêm tái phát trở lại. Với áp-xe ruột thừa trong ổ bụng, mổ bụng lấy ổ áp-xe, cắt ruột thừa ngay.

 

+ Trường hợp đám quánh ruột thừa không mổ mà điều trị tích cực và theo dõi. Nếu tiến triển thành áp xe ruột thừa sẽ xử lý như áp-xe, nếu đám quánh giảm dần rồi hết sẽ mổ cắt ruột thừa sau 3- 4 tháng.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Biến chứng sau mổ viêm ruột thừa

 

– Bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp ( mới chớm viêm trong vòng 6 tiếng), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp.

 

– Đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì do mủ lan tràn khắp ổ bụng nên biến chứng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là rất cao. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này.

 

 

Qua đây thì các vị phụ huynh có thể có thêm những kiến thức về bệnh viêm ruột thừa, một bệnh tưởng chừng  chỉ xảy ra ở ngưới lớn. Khi trẻ có những biểu hiện  bất thường thì cha mẹ cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm. Những triệu chứng của viêm ruột thừa thường làm cha mẹ nghĩ là con mình bị các bệnh về nhiễm khuẩn tiêu hóa nên có thói quen ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa về cho trẻ dùng. Hành động này có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu viêm ruột thừa có biến chứng. Vì vậy các bậc phụ huỳnh không nên cứ thấy trẻ bị ốm hay có các biểu hiện đau bụng là tự ý đi mua thuốc về cho trẻ dụng.

Theo NTD

Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ.

 

Theo NTD