Viêm não Nhật Bản – Điều trị và phòng bệnh

0
28
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong năm nhưng vào các tháng mùa hè tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng cao. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector (vật chủng trung gian) chính. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em và tỷ lệ tử vong cao.

 

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản

 

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

Điều trị

 

Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do đó cần được điều trị kịp thời.

 

Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt > 38oC: Paracetamol 15mg/kg/lần uống hoặc đặt hậu môn, có thể nhắc lại sau 6 giờ. Không dùng quá 4 lần trong vòng 24 giờ, chườm mát, đặt trẻ ở phòng thoáng.

 

Viêm não Nhật Bản, viêm não mùa hè, tiêm phòng, vacxin, mức độ nguy hiểm, di chứng thần kinh, điều trị triệu chứng, vệ sinh môi trường

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Chống co giật

 

Diazepam 0,5mg/kg tiêm bắp hoặc Diazepam 0,2 – 0,3mg/kg pha loãng với 5-10ml dung dịch đẳng trương tiêm chậm tĩnh mạch (chỉ thực hiện ở cơ sở có điều kiện hồi sức vì có thể gây ngừng thở).

 

Nếu co giật không hết, có thể dùng thêm hoặc phenobacbital (gardenal) 5-8mg/kg/24h chia 3 lần hoặc aminazin 0,5 – 1mg/kg tiêm bắp.

 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

 

Chống suy hô hấp

 

Hút đờm dãi làm thông thoáng đường thở.  Thở ôxy nếu co giật hoặc khó thở.

 

Hô hấp hỗ trợ nếu có ngừng thở (thở máy, đặt nội khí quản bóp bóng).

 

Chống phù não

 

Dung dịch Manitol 20% cho 1,5 – 2g/kg/lần truyền tĩnh mạch trong 30 – 60 phút. Nên cho sớm, khi có biểu hiện phù não như đau đầu, nôn, rối loạn ý thức. Có thể truyền nhắc lại sau 8 giờ nếu biểu hiện phù não không cải thiện, nhưng không truyền quá 3 lần trong 24 giờ và không truyền quá 3 ngày.

 

Dexamethason 0,2 – 0,4mg/kg/lần cách nhau 8 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm, không dùng quá 3 ngày.

 

Viêm não Nhật Bản, viêm não mùa hè, tiêm phòng, vacxin, mức độ nguy hiểm, di chứng thần kinh, điều trị triệu chứng, vệ sinh môi trường

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Cân bằng nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan

 

Dung dịch Ringerlactat 30 – 50ml/kg, tốc độ 20 – 30 giọt/phút sau mỗi lần truyền Manitol. Nếu không có Ringerlactat thì thay bằng dung dịch đẳng trương Natriclorua 9 %o và Glucoza 5% mỗi thứu 1/2.

 

Dựa vào điện giải đồ và đường máu để điều chỉnh nếu có rối loạn. Nếu có điều kiện đo các thông số về khí máu để điều chỉnh thăng bằng toan – kiềm.

 

Dinh dưỡng: Ăn thức ăn dễ tiêu, năng lượng cao, đủ muối khoáng và Vitamin. Nếu trẻ không ăn được thì cho ăn qua ống thông dạ dày, đảm bảo 1500 KCalo/ngày.

 

Chống bội nhiễm Có thể dùng kháng sinh tuỳ theo tình trạng bệnh

 

Phòng bệnh

 

Việc đưa trẻ tới bệnh viện và được xử lý kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng nếu không thì khả năng tàn phế suốt đời là vô cùng lớn. Vì vậy, việc phòng bệnh sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả.

Trước hết, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh hoạt, diệt bọ gậy để muỗi không có điều kiện sinh sôi. Nếu gia đình có khu vực chuồng trại chăn nuôi thì cần được vệ sinh thường xuyên. Khi ngủ phải nằm màn, ngoài ra cần phun thuốc diệt muỗi.

 

Viêm não Nhật Bản, viêm não mùa hè, tiêm phòng, vacxin, mức độ nguy hiểm, di chứng thần kinh, điều trị triệu chứng, vệ sinh môi trường
 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Vắcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.  Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không hiệu lực của văcxin, khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.

Mọi lý do tạm hoãn tiêm chủng đều phải có ý kiến của bác sĩ, thông thường chống chỉ định tiêm văcxin khi trẻ sốt cao, loạn dưỡng nặng, đang bị tim mạch, thận, gan giai đoạn cấp tính, đang tiến triển, trẻ quá mẫn cảm hoặc dị ứng với văcxin.

 

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Theo NTD

Viêm não Nhật Bản – Điều trị và phòng bệnh

 

Theo NTD