Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

0
216
Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, hay gặp ở những trẻ sinh non nhẹ cân. Tỷ lệ bé gái mắc bệnh nhiều hơn bé trai. Thoát vị rốn xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể tạo thành một khối lồi tại vùng rốn.

 

Tổng quan

 

– Thoát vị rốn là một dị tật ở trẻ sơ sinh xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể, tạo thành khối lồi ở vùng rốn.

 

– Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng ví dụ như ruột, hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng. Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp.

 

Biểu hiện, triệu chứng

 

– Phần rốn lồi to lên do tạng bị thoát ra từ đó, đường kính có thể từ 1-5 cm.

 

 

 

 

 – Khối thoát vị có thể to lên khi bé khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy.          

 

– Phần rốn lồi này thường mềm, không đau, khi nằm nghiêng hoặc ấn vào sẽ xẹp xuống.

 

– Nếu trẻ có những triệu chứng như trẻ quấy khóc nhiều, khối thoát vị sưng tấy, trẻ nôn chớ liên tục thì đó có thể là dấu hiệu của thoát vị nghẹt, cần đưa trẻ đi khám ngay tại các chuyên khoa Nhi.

 

 

Nguyên nhân gây thoát vị rốn ở trẻ

 

– Vòng rốn yếu nên không đóng lại được: Trong thời gian mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của trẻ. Thông thường đóng ngay trước khi sinh. Nếu các cơ không đóng với nhau hoàn toàn ở đường giữa của bụng, có thể gây ra thoát vị rốn khi sinh.

 

– Giãn đường trắng giữa (đường giữa bụng, từ mỏm xương ức tới bờ trên xương mu), khiến rốn phồng lên, mềm; qua vòng xơ ở đáy rốn, quai ruột non hoặc mạc nối có thể chui qua đó gây tình trạng rốn lồi.

 

Biến chứng

 

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Thoát vị rốn ở trẻ nhỏ hiếm khi gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không điều trị  nó sẽ gây ra những biến chứng như:

                   

– Thoát vị nghẹt là tình trạng một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị và không thể đẩy ngược trở lại ổ bụng làm cho máu tới đoạn ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột.

 

– Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Nếu các phần bị mắc kẹt trong ruột hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu, hoại tử có thể xảy ra dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, có thể lan rộng ra khắp ổ bụng, có thể gây tử vong cho trẻ.

 

Điều trị

 

– Ở các trường hợp nhẹ, khối thoát vị có đường kính dưới 2 cm mà trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, trẻ không quấy khóc và khối thoát vị không sưng tấy thì lỗ thoát vị có thể tự liền lại khi trẻ lớn lên (12-24 tháng).

 

– Để đẩy nhanh quá trình liền lại của lỗ thoát vị, hàng ngày nên làm các động tác mát xa nhẹ nhàng và đặt bé nằm sấp. Ngoài ra, cần phải giữ rốn bé luôn khô ráo, sạch sẽ (sau khi tắm, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để sát trùng, rồi thấm khô).

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

– Nếu khối thoát to lên khi trẻ được 1-2 tuổi hoặc có biến chứng như thoát vị nghẹt thì cần đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa Nhi để bác sĩ xử trí bằng phẫu thuật.

 

Thoát vị rốn là một trong những dị tật hay gặp ở các bé sơ sinh, đa số là ở thể nhẹ và có thể tự khỏi khi trẻ được khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên có những trường hợp thoát vị nặng hoặc có biến chứng thì cần phải xử trí sớm tránh gây ra những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nhiều người truyền tai nhau rằng lấy đồng xu hoặc băng dính đặt vào rốn trẻ để nhanh khỏi điều này hoàn toàn không đúng. Thậm chí, những phương pháp này còn có thể gây nhiễm trùng hoặc ngă

Theo NTD

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

 

Theo NTD