Rong kinh chớ nên coi thường

0
37
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 – 60ml/ chu kỳ) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.


 

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 – 80 ml/ chu kỳ).

 

Nguyên nhân rong kinh

 

– Rong kinh xảy ra có nguyên nhân thường do rối loạn hormone, khi estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesterone không được tiết ra cân đối với estrogen. Trong khi đó, niêm mạc tử cung dày lên, mạch máu không tăng trưởng kịp gây ra hoại tử, bong từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Rong kinh cũng có thể là dấu hiệu của việc tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…

 

– Ngoài ra việc dùng một số loại thuốc (thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị đau nhức nhóm Nsaid, thuốc tránh thai,..) cũng gây ra hiện tượng rong kinh.

 

Triệu chứng của rong kinh

 

– Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và kèm theo những cục máu đông lớn. Kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài nhiều giờ và cần phải thay băng thường xuyên.

 

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới liên tục, cơ thể mệt mỏi gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hơi thở ngắn và dốc, có triệu chứng của bệnh thiếu máụ.

 

Điều trị rong kinh

 

Nếu ở mức độ nhẹ và không thiếu máu: Không cần phải điều trị. Chú ý vệ sinh ngày 2 – 3 lần và cơ thể sẽ nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng.

 

Nếu ở mức độ nặng và gây thiếu máu: Cần điều trị càng sớm càng tốt và tuỳ theo nguyên nhân.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Rối loạn hoạt động nội tiết ở tuổi trẻ: Dùng hormon sinh dục nữ estrogen và Progesteron.

 

– Tiền mãn kinh: Nạo buồng tử cung gửi giải phẫu bệnh, sử dụng các thuốc co tử cung và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

 

– Nguyên nhân thực thể tại tử cung: Chẩn đoán và điều trị theo nguyên nhân.

 

Biến chứng của rong kinh

 

– Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…

 

– Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. 

 

– Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

 

Phòng bệnh rong kinh

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Nữ giới trên 18 tuổi và có hoạt động tình dục nên khám phụ khoa định kỳ. Tuy nhiên, nếu có chu kỳ kinh nguyệt quá bất thường thì nên đi khám bệnh ngay.

 

– Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều. Nếu đau bụng nhiều hoặc lượng máu kinh ra quá nhiều dù đã uống thuốc nhưng vẫn không hết thì nên đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị .

 

– Tham khảo ý kiến bác sĩ để uống bổ sung hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng máu mất đi.

 

– Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có.

 

Rong kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khoảng 50% trong số đó xuất phát từ u xơ tử cung, lạc niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng chỉ định… và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Với bệnh rong kinh, tùy trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý. Trường hợp rong kinh nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc trong một thời gian dài. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt lượng máu mất đi trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Rong kinh nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đặc biệt là sức khỏe sinh sản

Theo NTD

Rong kinh chớ nên coi thường

 

Theo NTD