Biểu hiện và ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi do thiếu Sắt

0
53
Sắt là một vi chất dinh dưỡng, tuy số lượng trong cơ thể không cao nhưng vai trò sinh học khá quan trọng, đặc biệt là tham gia vào quá trình tạo máu. Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu.

 

Tác dụng của Sắt trong thai kỳ

 

– Trong thời kỳ thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin (một thành phần của máu) mà hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi và là chất quan trọng để sinh ra máu. Người phụ nữ mang thai cần phải dự trữ một lượng máu cần thiết để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và lượng máu mất đi sau khi sinh.  Hơn nữa thai nhi cũng cần một lượng sắt dự trữ để sử dụng sau khi ra đời 6 tháng.

 

 Biểu hiện và ảnh hưởng của thai phụ thiếu máu do thiếu sắt

 

– Khi thai phụ thiếu máu do thiếu sắt thì kết quả xét nghiệm máu cho thấy hemoglobin (Hb) dưới 10,5g/dl, serum ferritin dưới 30g/dl, độ bão hòa transferrin dưới 20%.

 

– Khi thiếu máu thiếu sắt thai phụ thường có biểu hiện mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt. Nặng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, hay bị chóng mặt, niêm mạc mắt nhợt nhạt… và tăng nguy cơ tai biến rủi ro khi sinh.

 

– Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu… Ngoài ra  ra còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

 

Biểu hiện và ảnh hưởng của thai nhi bị thiếu Sắt

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Thiếu máu do thiếu sắt  ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi như: Thai suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển trong tử cung… làm tăng nguy cơ tật thai nhi, trẻ sinh ra nhẹ cân.

 

– Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí lực sau này của trẻ (chỉ số thông minh – IQ)

 

 Phòng thiếu sắt khi mang thai

 

Sử dụng viên sắt trước khi có ý định mang thai 3 tháng và trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Khám thai định kì để biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể và thai nhi.

 

Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và chú ý ăn thực phẩm chứa nhiều sắt:

 

 – Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt: thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, ngao, súp lơ xanh, rau bina, bí ngô, mì, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, chuối, nho, mía…Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt, nên nấu nướng thức ăn trong chảo gang, tránh uống cà phê hay trà trong bữa ăn.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Bên cạnh đó nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam cùng với các loại thực vật giàu sắt như rau bina, súp lơ xanh… Bữa ăn nhẹ nên có dừa nạo sợi, các loại hạt, nho khô và chà là. Bởi vitamin giúp hấp thụ Sắt tốt hơn

 

 

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Khi phát hiện các triệu chứng thiếu máu, thai phụ cần nhanh chóng đi khám, làm xét nghiệm máu để uống bổ sung viên Sắt. thiếu máu, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung, cũng như khi trẻ ra đời

Theo NTD

Biểu hiện và ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi do thiếu Sắt

 

Theo NTD