Chuẩn bị tâm lý trước ngày sinh

0
41
Hầu hết các bà mẹ đều chờ đợi sự ra đời của con mình với những cảm xúc hồi hộp xen lẫn vui mừng. Ngay cả khi việc mang thai khá mệt mỏi và nặng nề, thì những suy nghĩ về đứa con cũng giúp họ vượt qua những tháng ngày dài thai nghén. Nhưng đối với nhiều bà mẹ lại có nhiều cảm giác lo lắng và sợ hãi. Nếu không có tâm lý trước kỳ sinh thật tốt thì phụ nữ mang thai có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng về tâm thần, gọi là “hội chứng sợ sinh con”

 

Những lo lắng chung của bà bầu trước ngày sinh

 

Trước ngày sinh, tâm lý của thai phụ thường có nhiều biến động, từ vui mừng cho đến lo âu, sợ hãi. Đôi khi có tâm lý lo lắng chung không cụ thể. Lúc khác lại không biết phải làm gì và nhiều khi có những hành động ngớ ngẩn, nhưng đa phần thai phụ sẽ có những lo lắng sau đây:

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Lo lắng về cơn đau và làm thế nào để vượt qua nó. Lo lắng vì việc sinh nở trước đó không suôn sẻ. Những câu hỏi liên quan đến đứa con như liệu con mình có phát triển tốt không? Mình có ổn không? Và sẽ như thế nào nếu mẹ hoặc con không ổn?

 

– Lo ngại về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai trong mối quan hệ vợ chồng, về những thay đổi cơ thể từ việc sinh nở như vóc dáng.

 

– Lo lắng về hình ảnh đau đớn khi chuyển dạ sẽ trở nên không hấp dẫn và kì cục, về việc mất kiểm soát khi đau đẻ và khi sinh.

 

Ảnh hưởng của tâm lý không tốt trước khi sinh

 

Ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt: Quá lo lắng về việc sinh con sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của thai phụ như chán ăn, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa chừng và không thể ngủ lại được), đau đầu, không làm được việc, khó tập trung trong suy nghĩ,…

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Ảnh hưởng đến tinh thần: Ngoài ra những lo lắng đó còn khiến thai phụ sợ đẻ, sợ đau, stress, ám ảnh chuyện sinh con, muốn sinh mổ hơn sinh thường vì lo lắng về việc chuyển dạ,…

 

Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sản phụ với chồng cũng như đứa con chưa chào đời: Giận dỗi với bé hoặc với chồng, không còn hào hứng và không muốn nói chuyện với bé hay với chồng như những tháng trước đó, hay cáu gắt với chồng, không chia sẻ tình cảm với con và với chồng,…

 

Làm sao để cảm thấy thoải mái

 

Khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng thì việc đầu tiên là thai phụ nên tâm sự, nói chuyện với chồng, đội ngũ y – bác sĩ sản phụ khoa, với người thân và bạn bè về tình trạng đang gặp phải. Chắc chắn sẽ giúp thai phụ vượt qua những lo lắng đó và chia sẻ kinh nghiệm để giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn. Thai phụ cũng tuyệt đối không nên nghe những câu chuyện không hay về sinh nở.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Trước khi sinh, thai phụ cần lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy tin tưởng vào bác sĩ bởi họ có hệ thống và quy trình để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé. Ngoài ra, nếu thai phụ cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh/bác sĩ sản khoa.

 

– Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản, đồng thời tự tìm hiểu thông tin về chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh. Sản phụ cũng nên tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và massge

 

 

Các mẹ bầu hãy luôn nhớ rằng sinh con là chuyện bình thường, và nó đang diễn ra hàng ngày với mọi người. Mặc dù với cá nhân kinh nghiệm là giới hạn nhưng với cả quá trình thì chuyện đó hoàn toàn thông thường. Do đó phụ nữ mang thai cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý bình tĩnh, sẵn sàng trước cuộc “vượt cạn” sắp đến.

Theo NTD

Chuẩn bị tâm lý trước ngày sinh

 

Theo NTD