Những triệu chứng không tốt của mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ

0
32

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện những triệu chứng sau thì cần đi khám và đến gặp bác sĩ ngay.

v:* {behavior:url(#default#VML);}
o:* {behavior:url(#default#VML);}
w:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}

1. Những cơn đau bụng
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, sự mở rộng của tử cung sẽ gây ra áp lực với vùng bụng
dưới. Thay đổi này có thể sẽ làm tăng độ giãn ra của dây chằng dẫn đến cơn đau
bụng hoặc đau nhói ở bên sườn. Những cơn đau này thường xuất hiện khi bà bầu
ngồi xuống hoặc đứng lên.
Những cơn đau như vậy được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên
trầm trọng hoặc đi kèm với những triệu chứng khác như buồn nôn, sốt thì mẹ bầu
nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai
nhi.
Nếu triệu chứng buồn nôn bình thường thì bạn có thể xử lý theo các cách sau
Dùng trà gừng
Phương pháp trị liệu này xuất phát từ phương Đông những ngày càng trở nên phổ
biến ở các nước phương Tây vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt chất trong trà gừng giúp xoa dịu căng thẳng,
thư giãn các cơ thuộc hệ tiêu hóa, giảm cảm giác chóng mặt và buồn nôn trong
nhiều trường hợp.


Hình minh họa


Tuy nhiên, trà hay
gừng đều có những ảnh hưởng bật lợi tới thai nhi. Chính vì vậy, một ngày bạn
không nên uống quá 3 tách trà gừng. Đối với trà xanh cũng chỉ nên hạn chế
dưới 3 tách/ ngày, với gừng tươi không nên dùng quá 20g/ ngày và
không kéo dài quá 4 ngày.
Dùng vitamin và khoáng chất
Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu magie thường dẫn tới chóng mặt và nôn ói,
bạn cần đảm bảo nạp 320g magie mỗi ngày trong thời kỳ này. Một số người dù dùng
đủ magie nhưng lại thiếu hụt vitamin B6 dẫn đến tình trạng khó hoặc không thể
hấp thu magie. Vì vậy, hai chất này luôn cần dùng phối hợp để đảm bảo cho sự
phát triển của em bé.
Liệu pháp mùi hương
Các nhà khoa học tại Mỹ dựa trên nhiều bằng chứng nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
phụ nữ có thể giảm bớt các dấu hiệu khó ở của thai kỳ nhờ vào liệu pháp mùi
hương. Những mùi hương giúp thư giãn như bạc hà, hoa oải hương có tác động rất
tốt khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa an toàn cho em bé, bạn nên tham
khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.



Hình minh họa


Massage
Việc massage trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của cả bạn và
em bé. Massage giúp máu lưu thông tốt, không chỉ giảm đau đầu, chóng mặt mà còn
hạn chế vấn đề về tiêu hóa các bà bầu thường gặp trong thai kỳ. Bạn có thể đến
các trung tâm chăm sóc bà bầu uy tín để được massage đúng cách và an toàn.
2. Tụt huyết áp, chóng mặt
Tụt huyết áp trong thai kỳ là chuyện thường thấy bởi khi đứng lên hoặc ngồi
xuống đột ngột khiến cho máu lưu thông không kịp thì sẽ dẫn đến biểu hiệu chóng
mặt. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thai kỳ, trọng lượng của tử cung tăng lên đáng
kể gây áp lực cho tĩnh mạch chủ khiến hiện tượng chóng mặt ở bà bầu tăng lên.
Để giảm thiểu tình trạng này, khi thấy có những biểu hiện như trên, mẹ bầu nên
thay đổi tư thế nằm hoặc hạn chế sự đứng lên ngồi xuống đột ngột để giảm thiểu
áp lực tới tử cung.


Có những dấu hiệu cuối thai kỳ cảnh báo mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ. (Ảnh minh
họa)

 

3. Các cơn co thắt tử cung
Khoảng tháng thứ 6 – 7 trở đi, các cơn co thắt tư cung sẽ xuất hiện. Đây là
hiện tượng bình thường. Hầu hết những cơn co thắt tử cung xuất hiện với cường
độ nhiều hơn vào sau tuần thai thứ 30. Không chỉ tăng lên về cường độ mà thời
gian các cơn co bóp này xuất hiện mỗi lần cũng dài hơn gây đau đớn. Thông
thường, cứ khoảng từ 10 đến 20 phút thì những cơn co bóp này lại xuất hiện một
lần.
Nhiều người còn gọi đây là hiện tượng “chuyển dạ giả”. Tuy nhiên mẹ bầu nên chú
ý theo dõi và đến gặp bác sĩ để có những tư vấn hữu ích.
4. Phù nề và phình tĩnh mạch
Khi mang thai, lượng nước trong cơ thể người phụ nữ tăng lên. Sự tích trữ lượng
nước này sẽ khiến cho ngực, các mô và chân tay bị phù nề. Hiện tượng phù nề có
thể ngày càng gia tăng theo thời gian mang thai.
Để tránh phù nề, mẹ bầu cần hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Hãy đứng
lên đi lại bằng một đôi giày bệt thoải mái và mềm mại để cải thiện tình trạng
bị đau chân. Nếu hiện tượng này xuất hiện trên toàn cơ thể thì mẹ bầu cần chú ý
đi khám để có sự chẩn đoán đúng đắn nhất.
Ngoài ra, để tránh hiện tượng này, mẹ bầu cũng có thể ngâm chân, tay vào nước
ấm để làm lưu thống máu trong cơ thể giúp giảm thiểu hiện tượng phù nề.
Để tránh hiện tượng phù nề cho mẹ bầu, vài bài tập đơn giản giúp thai phụ có
thể chống đỡ tốt với chứng phù nề thường gặp

Đi bộ ngoài trời

Một phụ nữ mang thai cần đi bộ hàng ngày. Thực tế là trong
thời gian đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và
cải thiện lưu thông. Bình thường hóa lưu thông máu giúp hệ thống bạch huyết
không bị tắc nghẽn, nhờ đó ngăn ngừa phù nề. Vì vậy, mỗi ngày thai phụ nên dành
khoảng 20 phút để đi bộ nhanh. Ngoài ra, để tránh sự xuất hiện phù nề, tốt nhất
là mua giày lớn hơn một hoặc hai kích cỡ so với những đôi mà bạn đã từng sử
dụng trước đây.

 



Hình minh họa


Đi bơi

Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Lý
do là vì trong quá trình bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, thậm chí tạo áp lực
lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết.

Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa
giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá
trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Thai phụ nên đi bơi khoảng 2
– 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

 


Hình minh họa


Tập thể dục tại nhà

 

Thai phụ cũng có thể tiến hành tập thể dục tại nhà. Bắt đầu
bằng các bài tập đơn giản trong tư thế nằm ngửa. Nằm xuống trên lưng của bạn,
hãy đặt một chiếc gối dưới chân và thực hiện chuyển động bàn chân xoay tròn
theo chiều kim đồng hồ, sau đó lại đổi chiều ngược kim đồng hồ. Cứ thực hiện
luân chuyển như vậy khoảng 10 lần mỗi hướng.

 
Hình minh họa

Vận động trong văn phòng

Các bà mẹ tương lai nên vận động cơ bắp mỗi giờ trong chuỗi thời gian làm
việc kéo dài của mình. Có những thao tác đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay
trong chính văn phòng. Đứng lên, hai chân đặt rộng bằng vai và thực hiện thao
tác kiễng chân như đang đi giầy cao gót, thực hiện đồng thời trên cả hai chân
cùng một lúc, kéo dài trong hai phút.

Ngoài ra, cần hạn chế lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi
ngày để ngăn chặn khả năng giữ nước trong các mô của cơ thể (điều này gia tăng
phù nề).

 


Hình minh họa

Vận động ở phòng tập

Đứng trên bốn chân, uốn cong đầu gối để thắt chặt dạ dày
của mình, cong người trở lại và cúi đầu. Sau đó lưng thẳng, nâng cao chân của
bạn và thẳng lưng. Lặp lại bài tập ít nhất 12 lần cho mỗi chân.


5. Khó thở, tức ngực
Sau ba tháng đầu, phụ nữ mang thai thường thấy bị khó thở, tức ngực. Để giảm
bớt cảm giác khó chịu trên, các mẹ bầu nên hít sâu và từ từ thở ra. Việc này sẽ
giúp cung cấp đủ oxy cho thai nhi.
Để phòng tránh hiện tượng trên, mẹ bầu hãy duy trì một tâm trạng vui vẻ. Nếu
cảm giác khó thở tức ngực đi kèm với phù nề nghiêm trọng thì cần phải đi khám
bác sĩ ngay.
6. Đi tiểu không tự chủ
Trong suốt thai kỳ, hiện tượng đi tiểu không tự chủ có thể diễn ra nhiều lần.
Khi mới mang thai, mẹ bầu cũng gặp phải phiền toái này. Đây là hiện tượng sinh
lý hết sức bình thường do bàng quang phải chịu áp lực khiến nước tiểu bị rò rỉ
không kiểm soát.
Hiện tượng này thường sẽ mất đi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nhiễm
trùng đường tiết niệu thì cũng sẽ có những triệu chứng thế này. Việc đi tiểu
ngay khi có cảm giác muốn là cách tốt nhất để giúp phòng tránh nhiễm trùng bàng
quang.
Để giúp tránh hiện tượng đi tiểu không tự chủ ( són tiểu) này bạn cần lưu ý
những điều sau đây

Hiện tượng này xảy ra
là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải
nâng đỡ bụng
bầu và trọng lượng mỗi ngày một to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi
khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống,
làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ
bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.
Són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập
trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày
trước ngày sinh.
Để khắc phục tình trạng són tiểu, bạn nên:
– Duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, giúp cơ đáy
chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau khi
sinh.
– Không nên để bàng quang đầy nước. Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ sinh.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn hạn chế uống nước vì thiếu nước sẽ gây hại
cho sức khỏe của mẹ và bé.
Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột
nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể
không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.
– Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một
khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể
bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.
– Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay
quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín
bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm
ngoài tầm kiểm soát.
Phân biệt són tiểu và rỉ ối
1.Rỉ ối: Nếu túi ối bị vỡ, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng
kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi
hay nằm, dù bạn đã thao tác chậm rãi và cẩn thận.
Nước ối thường trong, mặc dù nó có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có
mùi.
2. Són tiểu: Hiện tượng thoát nước ở vùng kín khi bạn ho, cười hoặc đột nhiên
nằm. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

T.C Tổng hợp

Những triệu chứng không tốt của mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ