Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

0
343
Nấm âm đạo là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do nồng hormon estrogen tăng cao trong thời gian mang thai làm cho âm đạo tiết ra nhiều glycogen hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển ở đó. Nấm âm đạo gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh, thường có thể bị tái phát trong giai đoạn thai kỳ. Việc điều trị nấm cần được thực hiện dưới sự điều trị của bác sĩ vì một số loại thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

 

Nguyên nhân

 

Thời kỳ mang thai là khoảng thời gian mà các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dễ xảy ra nhất, đặc biệt là bệnh nấm âm đạo, nguyên nhân thường là:

 

– Nội tiết tố thay đổi, nhất là mức estrogen tăng cao khiến âm đạo tiết ra nhiều glycogen hơn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Bên cạnh đó khi mang thai, dịch tiết âm đạo tăng khiến âm đạo luôn ẩm ướt, đó là môi trường thuận lợi cho nấm sinh sản.

 

– Khi phụ nữ mang thai sức đề kháng giảm tạo cơ hội nấm men phát triển và gây bệnh.

 

– Do sử dụng thuốc kéo dài gây mất cân bằng hệ vi sinh. Bởi vì ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn mục tiêu, các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn bình thường trong âm đạo tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát triển.

 

Triệu chứng

 

Những triệu chứng điển hình do nấm gây ra như sau:

 

– Ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, cảm giác nóng rát và đỏ âm đạo, âm hộ ( đôi khi sưng lên)

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Âm đạo tiết ra nhiều khí hư, khí hư có màu trắng hoặc kem dạng bột kèm theo mùi

 

– Khó chịu hoặc thấy đau khi quan hệ tình dục.

 

– Khó chịu khi đi tiểu (bị rát khi nước tiểu chạm vào cùng đã bị kích ứng bởi nấm)

 

Điều trị nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai

 

Thai phụ bị nhiễm nấm âm đạo nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo sự chỉ  định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt và kem bôi kháng nấm đặc trị, an toàn cho phụ nữ khi mang thai. Liệu trình điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh.

 

Lưu ý

 

– Các loại thuốc kháng nấm đường uống không nên dùng để điều trị nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ

 

– Nếu thấy thuốc gây kích ứng đau, ngứa, rát hoặc dường như không có tác dụng, hãy thông báo cho bác sĩ biết. Có thể bác sĩ sẽ cần phải thay đổi thuốc khác cho bạn. Cần tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm.

 

– Điều trị nấm trên cả hai vợ chồng. Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị. Chỉ quan hệ lại khi đã điều trị khỏi hẳn.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Ảnh hưởng của nấm âm đạo đến thai nhi

 

Thai phụ bị nhiễm nấm sẽ không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. 

 

Đối với những bà mẹ sinh thường bị nhiễm nấm âm đạo không được điều trị kịp thời thì trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc nấm ở miệng hoặc nặng hơn có thể có những viêm đường hô hấp trên như viêm phế quản do nấm.

 

Phòng bệnh

 

Những gợi ý đơn giản sau đây có thể giúp thai phụ phòng tránh bệnh nấm âm đạo trong thời gian thai kỳ cũng như sau khi sinh:

 

– Mặc đồ lót bằng cotton thoáng khí; tránh mặc chật hoặc bó sát, đặc biệt là quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp.

– Thử ngủ mà không có đồ lót vào ban đêm để cho phép không khí tiếp xúc với vùng sinh dục của bạn nhiều hơn (nấm dễ phát triển trong môi trường bí khí).

 

– Tránh dùng cà phòng, sữa tắm hoặc các chất tẩy tế bào chết ở khu vực âm đạo. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng khó chịu cho bộ phận sinh dục.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Tắm và thay đồ lót 2 lần/ngày. Giặt khăn tắm thường xuyên. Giặt đồ lót bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

 

– Rửa sạch vùng sinh dục nhẹ nhàng với nước ấm. Luôn luôn lau từ trước ra sau, tránh thụt rửa âm đạo. Luôn giữ âm đạo khô thoáng.

 

– Chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết. Yêu cầu bác sĩ kê thuốc khác (nếu được) ít gây nấm hơn kháng sinh. 

 

 

Nấm âm đạo là một bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, do sự thay đổi hormon, mất cân bằng pH âm đạo, giảm sức đề kháng. Phụ nữ mang thai khi gặp các triệu chứng nấm âm đạo cần đi khám phụ khoa ngay, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như việc điều trị vì nấm rất dễ tái phát và kháng thuốc. Nếu có quan hệ vợ chồng thì cần thiết phải điều trị song hành cho cả hai

Theo NTD

Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

 

Theo NTD