U nang buồng trứng và thai nghén

0
61
U nang buồng trứng là một loại u thực thể tồn tại ở buồng trứng, u nang buồng trứng có thể tồn tại ngay cả khi người phụ nữ đang mang thai. Với những phụ nữ không mang thai thì việc chẩn đoán và điều trị thường dễ dàng hơn đối với những người đang mang thai. Vì khi có thai tử cung cũng mềm nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của doạ sảy thai.

 

Khối u buồng trứng trong thai kỳ là những khối u thực thể của buồng trứng được phát hiện trước khi có thai nhưng tiếp tục tồn tại trong khi có thai hoặc phát hiện trong thời gian mang thai, trong chuyển dạ hoặc ngay sau đẻ (trong vòng 24 giờ). Hoặc u nang này có thể  phát triển từ nang hoàng thể khi mang thai, nang này làm nhiệm vị sản sinh nội tiết giúp thai bám chắc vào tử cung và phát triển trong 3 tháng đầu. Nhưng vì nguyên nhân nào đó sau 3 tháng đầu nang này không mất đi mà phát triển thành u nang thực thể.

 

Ảnh hưởng của u nang buồng trứng với phụ nữ mang thai

 

Gây sảy thai: U nang buồng trứng có thể gây sảy thai trong 3 tháng đầu do nội tiết kém (hoàng thể phát triển không đầy đủ trong 3 tháng đầu). Khi thai bắt đầu to lên thì khối u nang buồng trứng dễ chèn ép vào tử cung, kích thích tử cung, làm cho tử cung co bóp nên thai bị đẩy ra ngoài.

 

Gây đẻ non: Thai nhi vẫn phát triển bình thường trong hai quý đầu, nhưng sang quý ba, tử cung phát triến nhanh, khôi u to chèn tử cung, kích thích tử cung co bóp gây đẻ non.

 

Cản trở sự bình chỉnh ngôi thai: do khối u của buồng trứng chèn ép vào tử cung làm cho thai khó bình chỉnh trong tử cung (đầu thai nhi khó quay xuống dưới khi người mẹ gần ngày sinh), vì vậy thường gặp ngôi bât thường như ngôi ngang, ngôi ngược hoặc ngôi đầu, cao lỏng.

 

– Chuyển dạ sinh khó khăn: Khi chuyển dạ, nếu khối u bé, kẹt trong tiêu khung tạo thành khôi u tiên đạo, ngăn cản cho ngôi thai không thể tiến vào lòng tiêu khung được, cản trở sự tiên triển cuộc chuyến dạ, nên phải mổ lấy thai.

 

 

Trường hợp cấp cứu do u nang buồng trứng khi mang thai

 

Khi có thai, tử cung to, đẩy khối u từ tiểu khung (khung chậu dưới) vào ổ bụng, nếu khối u có cuống dài, di động nhiều thì rất dễ bị xoắn.

 

Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu. Tuy nhiên việc chẩn đoán khó khăn hơn, vì khi có thai tử cung cũng mềm nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của doạ sảy thai.

 

Nếu khối u không bị xoắn thì có thể mổ vào quý II, vì lúc này thai đã lớn và phát triển, khả năng bị sảy ít hơn.

 

Trước khi mổ sản phụ sẽ  phải sử  dụng một số  thuốc như: thuốc giảm co papaverin và progesteron để tránh tử cung bị kích thích, tăng co bóp gây sảy thai.   Sau mổ sản phụ vẫn phải sử dụng thuốc giảm co như trên ít nhất từ 7-10 ngày để tử cung thật ổn định sau mổ.

 

Sau đẻ, tử cung co nhỏ, ổ bụng trở nên rộng rãi, khối u di động dễ hơn nên hay bị xoắn. Tuy nhiên cũng phải chú ý để tránh nhầm lẫn tử cung to ở thời kỳ hậu sản với u nang buồng trứng.

 

 

 

Như vậy, để giảm phiền phức và tránh gặp nguy hiểm do u nang buồng trứng bị xoắn, vỡ gây ảnh hưởng đến thai nghén và khó khăn cho cấp cứu, phụ nữ trước khi mang thai nên siêu âm ổ bụng để phát hiện xem mình có bị u nang buồng trứng không để bác sĩ có chỉ định hợp lý. Với những trường hợp khi có thai rồi mới phát hiện u nang buồng trứng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nên để u nang tới hết thai kỳ hay nên xử trí. Nhìn chung, việc xử trí u nang buồng trứng bằng phương pháp nội soi an toàn cho cả mẹ và em bé.

 

Theo NTD

U nang buồng trứng và thai nghén

 

Theo NTD