Vừng đen làm đẹp cho bà bầu

0
37

Vừng đen món ăn bổ dưỡng của dân gian

Dinh dưỡng trong vừng đen

Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm),
lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi,
photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn
có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng
vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực
phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.

– Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi
chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức
nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang
miệng.

– Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid,
palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể
hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng
cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên
thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.

– Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào
của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động
mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự
phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh
và dự phòng bệnh đục nhân mắt.

Vừng đen làm đẹp cho mẹ bầu - 1


Vừng đen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu (Hình minh họa)

Những bài thuốc từ vừng đen

Từ lâu đời, vừng đen đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý. Hạt
vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng,
giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng và trị thiếu sữa sau sinh hiệu quả.

Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào

Các mối nguy hiểm bức xạ chủ yếu là ảnh hưởng đến não bộ con người và
tủy xương, làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Đối với những sản phụ
thì sự bức xạ còn gây ảnh hưởng xấu hơn. Vì vậy, các bà bầu nên bổ sung vừng đen trong chế độ ăn uống của mình.

Chữa đầy chướng bụng

Bài 1: Khi
các mẹ có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại bị đầy bụng, chướng
hơi, bí bách không tiêu. Lúc này các mẹ hãy lấy vừng đen giã nhỏ nấu
cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn
vài lần sẽ khỏi.

Bài 2: Lấy
một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một
thìa cà phê mật ong. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.

Chữa sản phụ thiếu sữa

Trường hợp thiếu sữa sau sinh không phải là hiếm, các mẹ đừng quá lo
lắng. Sau đây là 2 bài thuốc từ vừng đen, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu
quả.

Bài 1: Lấy
30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu
nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận
tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng
30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm
nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị
vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày
uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày
thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

Vừng đen làm đẹp cho mẹ bầu - 2


Vừng đen giúp sản phụ có sữa dồi dào cho bé yêu bú (Hình minh họa)

Giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng

Với nhiều phụ nữ, sinh con vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cũng
là một nỗi “kinh hoàng” khi thời gian đau đẻ kéo dài dẫn đến đau đớn,
mệt mỏi. Trong dân gian lưu truyền mẹo nhỏ từ vừng đen giúp mẹ bầu
chuyển dạ nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ khiến mẹ bầu vượt qua “cửa
ải” này nhanh chóng hơn.

Khoảng những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên ăn những món ăn có vừng đen, đặc biệt là món chè nấu từ vừng đen sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn đấy.

Chữa viêm mũi mãn tính

Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi
nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần:
mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi
nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm
mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.

Chữa táo bón

Khi mang bầu, thông thường bà bầu hay bị táo bón rất khó chịu. Sau
đây là bài thuốc trị táo bón từ vừng đen khá hiệu quả, mẹ bầu nên áp
dụng thử nhé.

Bài 1:
Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá
tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên,
mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2:
Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục
địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

Trị thương hàn

Hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 20ml dầu, cho thêm 20ml nước và
một lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi uống hết một lần trong ngày. Có
thể uống 3 ngày.

Trị đau răng

Lấy 30g vừng đen và 100ml nước, sắc đến khi còn lại 40ml thì chia đều
ngậm khoảng 3 phút và súc miệng 2 lần trong ngày (không được uống).
Ngậm và súc miệng liên tục 5-7 ngày.

Ngoài tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể và trị bệnh, vừng đen còn là một
loại mỹ phẩm đến từ thiên nhiên, rất an toàn cho mẹ bầu khi làm đẹp.

Mỹ phẩm dưỡng da

Phụ nữ trong thai kỳ hoặc sắp sinh, để da luôn mịn màng, trắng hồng,
mặt không nám, sinh con dễ: nấu mè đen gồm 20-50gr, 3 muỗng mật ong
trong 100ml nước còn 50ml. Chia 2 phần ăn trong ngày. Cách 3 ngày/lần.

Sau sinh nếu bị tắc sữa, thiếu sữa, da bụng bị nhiều lằn sọc, bụng
dưới hay đau, da tay chân nhăn, cầm nắm khó do tê ngón tay: sao 25-30gr
mè đen, vừa cháy; trộn ½ muỗng cà phê muối, giã nhuyễn ăn với cơm gạo
lức (nên phân biệt với gạo huyết rồng); liên tục 5-7 ngày. Bài thuốc này
giúp hết tê, tăng sữa và mịn màng da bụng.

Một số món ǎn từ vừng đen tốt cho mẹ bầu

Cháo vừng

Nguyên liệu:

– Vừng đen 6g, gạo tẻ 30g.

Cách làm:

– Sao thơm vừng đen rồi để riêng.

– Cho gạo tẻ vào nồi, thêm nước, nấu thành cháo.

– Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị.

Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.

Canh vừng dấm trứng gà

Nguyên liệu:

– Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, 1 quả trừng gà.

Cách làm:

Cho vừng đen, dấm ăn vào nồi, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu
thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm
giảm cholesterol trong máu.

Vừng đen làm đẹp cho mẹ bầu - 3


Chè vừng đen là món ngon dễ làm giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng (Hình minh họa)

Canh chân giò + vừng đen

Nguyên liệu:

– Vừng đen 250g, chân giò.

Cách làm:

– Rang chín, giã mịn vừng đen.

– Chân giò làm sạch, cho vào hầm nhừ thành món canh.

– Mỗi lần ăn cho 10-15g vừng đã rang chín, giã mịn vào ăn kèm với
canh chân giò hầm, ngày 2 lần giúp sản phụ nhiều sữa và sữa thơm ngon
hơn.

Chè vừng đen

Nguyên liệu:

– 100g vừng đen, bột nếp 50g, đường, sữa (tùy chọn)

Cách làm:

– Vừng đen nhặt sạch sạn, cho lên chảo rang thơm. Cho vừng đen vào máy xay khô, xay mịn như bột.

– Bột gạo nếp cũng cho lên chảo rang, để lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi bột vàng và thơm.

– Trộn bột nếp với bột vừng đen, nếu cẩn thận có thể lọc qua một cái
rây cho hỗn hợp bột thật mịn. Sau đó thêm 1 lượng đường tùy độ ngọt mà
các mẹ thích. Trộn đều lên.

– Nếu muốn thêm hương vị cho món chè vừng này các mẹ có thể quậy bột
với nước trên bếp đến khi gần chín thì cho ½ cốc sữa vào, ngoáy đều,
khi sôi thì tắt bếp.

Muối vừng đen

Không thích cầu kỳ, các mẹ có thể sử dụng muối vừng đen ăn với cơm trắng hàng ngày cũng giúp nhiều sữa và tốt sữa.

Sữa đậu nành + vừng đen

Nếu không thích ăn, các mẹ có thể pha thêm vừng đen vào đậu tương,
xay thành sữa đậu nành uống hàng ngày rất mát mà lại giúp lợi sữa.

Lưu ý:

Khi mang thai
những tháng đầu và giữa mẹ bầu nên hạn chế ăn vừng đen, đến khoảng
những tuần cuối của thai kỳ thì tăng cường ăn nhiều vừng đen để giúp mẹ
bầu vượt cạn dễ dàng hơn.

Tổng hợp

Vừng đen làm đẹp cho bà bầu