Dạy con không nói dối

0
27

Nói dối là biểu hiện của sự sợ hãi, muốn che dấu điều gì đó và không muốn bộc lộ ra. Nhưng nói dối thành quen sẽ trở thành xấu khi hành vi của trẻ không được uốn nắn rõ ràng.

1. Không
dò hỏi.

Bạn không nên đặt ra những câu hỏi để xác định liệu con có nói
dối hay không.

Khi miệng con bạn dính socola còn chiếc bánh của bạn
trong tủ đã biến mất, bạn không nên hỏi bé “Con đã ăn chiếc bánh mẹ để
trong tủ phải không?” Nếu bạn hỏi vậy, bạn sẽ nhận được câu trả lời
“Không” của bé.

/data/article/mainimages/saveimages/img60641OTWSE-day-con.jpg



Thay vì vậy, bạn có thể nói với bé “Mẹ rất thất vọng vì
con đã ăn chiếc bánh dùng để tráng miệng.” Nếu con bạn nói “Không, con
có ăn đâu.”, bạn đừng đưa ra một tá các câu hỏi khác, mà chỉ cần nói đơn
giản với con rằng “Chiếc bánh mẹ để trong tủ đã không còn, và socola
vẫn còn trên miệng con. Con có thể vào phòng con một lúc và quay lại đây
nói chuyện với mẹ khi con đã sẵn sàng nói chuyện với mẹ về việc đó.”

2. Dành thời gian để tìm ra giải pháp.

Bạn nên tập trung vào việc tìm ra
một giải pháp thay vì làm cho bé cảm thấy xấu hổ và tội lỗi, bởi nếu bạn
làm bé xấu hổ khi phát hiện chính xác bé đã làm hỏng việc, lần sau bé
sẽ tiếp tục không dũng cảm nói với bạn sự thật. Bạn có thể nói với bé
“Thật đáng tiếc vì chiếc đèn đã bị vỡ. Giờ đây chúng ta sẽ làm gì với
những mảnh đèn đây?” Bạn sẽ giúp bé biết cách sửa chữa khi bé gặp sai
lầm.
Thẳng thắn và trung thực. Nếu bạn không dám đảm bảo rằng con bạn có nói
dối bạn không, bạn có thể thẳng thắn nói với con “Hình như con không tin
bố/mẹ.”
Không chỉ trích bé. Nếu bé nói với bạn sự thật, bạn đừng chỉ trích bé.
Bạn có thể cảm ơn bé vì bé đã nói với bạn và tập trung vào việc tìm ra
một giải pháp để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra một hậu quả cần thiết đối
với việc bé đã làm mà không nổi giận. Bạn không nên phạm sai lầm bằng
cách nói với bé “Nếu con nói với mẹ sự thật, mẹ sẽ không phạt con”.

/data/article/mainimages/saveimages/img60641MXKIV-noi-doi.jpg

Phá vỡ rào cản nói dối ở trẻ

Thay
vì vậy, bạn có thể nói “Nếu con nói dối, con sẽ gặp phải vấn đề rắc rối
lớn!” Điều đó sẽ khuyến khích bé nói thật.
Thể hiện rõ ràng các mong đợi của bạn. Trẻ đôi khi nói dối bởi vì trẻ
nghĩ rằng chúng không đáp ứng các mong đợi của bạn và chúng nghĩ rằng
nói dối sẽ tốt hơn là cảm giác mình là người thất bại. Bạn có thể xem
xét lại cách bạn phản ứng với những sai lầm của trẻ và nói rõ những mong
đợi thực tế của bạn.
Noi gương. Khi con bạn nghe thấy bạn nói những lời nói dối tưởng chừng
như vô bổ, bạn đã dạy bé một điều gì đó về sự trung thực. Đó có thể là
khi bạn yêu cầu bé trả lời điện thoại nói rằng bạn không có nhà. Giảm
bớt tuổi của con để được mua vé chơi công viên rẻ hơn,… Với tất cả
những lời nói dối đó, bé cũng sẽ biết nói dối bạn.
Nếu trẻ thường xuyên nói dối hoặc nói dối những việc quan trọng, và bé
vẫn khăng khăng tiếp tục nói dối khi bạn phát hiện ra sự thật, bạn có
thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ nhi khoa, các tư vấn viên hoặc
bạn bè để có thể tìm người giúp đỡ trực tiếp bạn và bé.

3. Tránh những hình phạt

 
Bạn có chắc chắn rằng con bạn sẽ không nói dối chỉ
bởi vì bạn sẽ trừng phạt con? Nếu có thì cố gắng tìm ra một cách tốt hơn
để kỷ luật trẻ thay cho hình phạt. Hãy nói chuyện với con về lý do tại
sao nói dối là điều không tốt hoặc mọi người sẽ đối xử với những người
nói dối như thế nào. Từ bài học đó, trẻ sẽ biết rằng mình không nên nói
dối.

4. Có phần thưởng cho con khi nói sự thật

Nếu
con bạn đã từng nhiều lần nói dối, khi con nói sự thật cha mẹ hãy
khuyến khích con bằng việc khen thưởng. Phần thưởng không nhất thiết
phải là đồ chơi, nó có thể một đơn giản chỉ là một câu khen ngợi hoặc
thốt lên: “Wow, đây là cách cư xử rất tốt”. Điều này chắc chắn sẽ làm
cho con cảm thấy tự hào và tiếp tục làm như vậy về sau.

5. Không ép buộc con phải thú nhận

Một
sai lầm lớn mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải là buộc trẻ em phải thú nhận
bằng được khi phát hiện ra con nói dối. Cha mẹ nên biết rằng khi bắt ép
trẻ làm như vậy, trẻ có xu hướng nói dối nhiều hơn chứ không phải thú
nhận hay nói cho cha mẹ chính xác những gì đã xảy ra. Cha mẹ chỉ cần nói
với con rằng mình biết những gì đã xảy ra và sẽ chờ đợi, cho con cơ hội
để tự nói ra.


Nguyên Anh

Dạy con không nói dối