Những chú ý trước khi tiêm phòng viêm gan B

0
69
Tiêm phòng viêm gan B là một biên pháp hữu hiệu giúp phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Tiêm phòng viêm gan B còn giúp phòng tránh lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên trước khi tiêm phòng viêm gan B cần lưu ý các vấn đề sau đây:

 

Vài điều lưu ý  trước khi tiêm phòng

 

– Với trẻ sơ sinh, tiêm chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm. Nên cho trẻ tiêm đủ 3 mũi: 24h đầu sau sinh, trẻ 1 tháng tuổi và khi trẻ 6 tháng tuổi.

 

Ảnh minh họa: nguồn internet

 

– Đối với người lớn, việc tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B là cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiêm chủng cần xét nghiệm, nếu kết quả âm tính thì mới nên tiêm phòng. Nếu chưa bị bệnh cần tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 năm.

 

– Đối với người bị bệnh viêm gan B cần được theo dõi và điều trị, không cần tiêm chủng.

 

Tính an toàn của vắc- xin

 

– Tính an toàn của tiêm phòng viêm gan B được hiểu là không gây hại. Một số triệu chứng sau khi tiêm không gây hại cho sức khỏe. Có thể gây đau, nóng đỏ ngay tại chỗ chích nhưng sẽ hết trong khoảng 1h sau khi tiêm.

 

– Qua thực tế sử dụng, vắc- xin viêm gan B ít tác dụng phụ, an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, khi tiêm phòng vacxin viêm gan B sốc phản vệ là tác dụng phụ nguy hiểm nhất, nhưng tỷ lệ này rất nhỏ, khoảng 1/ 600.000 liều văc- xin.

 

Tiêm vắc- xin có ngăn ngừa hoàn toàn được virus

 

Ảnh minh họa: nguồn internet

 

– Nếu tiêm đủ liều và đúng thời gian vaccin viêm gan B thì khả năng tạo được kháng thể bảo vệ trên 90%. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả phòng ngừa viêm gan B còn cao hơn nữa, đạt 95%

 

– Tuy nhiên, lượng kháng thể viêm gan B sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy cứ khoảng sau 15 năm người ta lại chích nhắc lại một mũi nữa. Ở Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì tỷ lệ mắc viêm gan B của nước ta cao nên cơ thể tiếp xúc tự nhiên với virus viêm gan B.

 

– Một số trường hợp mà chích ngừa viêm gan B không đạt được hiệu quả là bệnh nhân nhiễm AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…

 

 

Tiêm phòng viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên không thể đạt 100% nên có nhiều trường hợp vẫn có thể mắc viêm gan B dù đã tiêm phòng. Nhưng điều quan trọng là tiêm đủ số mũi và tiêm nhắc lại sau đó theo lịch, có lối sống lành mạnh để tránh phơi nhiễm.

Theo NTD

Những chú ý trước khi tiêm phòng viêm gan B

 

Theo NTD