Sự thật động trời khi chồng vắng nhà mùng 1 Tết

0
101

Hoa mắt, chóng mặt, chị như không đứng nổi. Nhưng rồi sau tất cả chị cũng trấn tĩnh lại. Thì ra lý do vắng mặt ngày mùng 1 Tết chỉ là như thế!

Như mọi năm, chồng chị không bỏ được cái tật uống rượu không biết giới hạn trong những ngày Tết. Năm nào cũng thế, trước Tết chị làm công tác tư tưởng, giáo huấn, răn đe đến năn nỉ chồng bớt nhậu nhẹt ngày Tết mà chẳng thấm vào đâu. Tất cả như “nước đổ lá khoai”.

Lúc nghe thì anh ậm ừ: “ừ, năm nay anh sẽ bỏ”, “năm nay anh sẽ bớt”, “bạn bè năm nay chúng nó Tết nhà vợ hết, có nhà đâu mà uống”,… Hàng ngàn lý do được đưa ra có vẻ anh cũng muốn bỏ lắm. Chị hồ hơi nghĩ có lẽ năm nay anh khác…

Sự thật động trời khi chồng vắng nhà mùng 1 Tết - 1

Tối mùng 1, lúc này không còn là cơn tức giận nữa, bao trùm lên tất cả là nỗi lo lắng. (Ảnh minh họa)

Ngày 30 Tết, cả nhà rộn ràng, ấm cúng trang hoàng nhà cửa đón Tết. Từ hôm nghỉ Tết đến giờ, anh cứ ở nhà suốt. Anh chịu khó phụ chị và các con chuẩn bị đón Tết. Thật khác với mọi năm, năm nay anh xung phong đi mua nào đào, nào quất, lại còn thêm vài cây cảnh trong nhà. Trong những đồ anh mang về, tuyệt nhiên không thấy đủ các thứ rượu như mọi năm anh vẫn hãnh diện mang về như để khẳng định rằng mình là người biết hưởng thụ nữa.

Đón giao thừa xong, cả nhà đi ngủ, anh cùng đám bạn đi chúc Tết hàng xóm và bạn bè xung quanh. Chị và các con đi ngủ như mọi năm vẫn thế. Sớm mùng 1 Tết chị giật mình khi xuống nhà, cửa khép hờ, chứng tỏ anh không về nhà. Chị lấy máy gọi điện cho chồng thì không thấy nghe máy. Gọi vài ba lần vẫn không thấy nhấc máy. Chị bảo mình phải nguôi cơn giận vì nay là đầu năm mới.

Chị xuống bếp làm cơm cúng gia tiên mà trong lòng không nguôi thấp thỏm. Xong việc thì cũng là lúc mọi người tới nhà chúc mừng năm mới. Các con của chị cũng xin phép xuống bà nội trước. Chị ở nhà chờ chồng về để cùng xuống Tết ông bà. Chị lại nhấc máy không thấy chồng nghe máy. Trong cơn tức giận nổi điên lên, chị vẫn dặn lòng phải cố gắng kiềm chế.

Khách cứ vào chúc Tết, ai cũng hỏi “anh đâu?”, chị đành nói dối “anh ấy đi chúc Tết” mà lòng thì như lửa đốt. Chiều muộn, chị xuống chúc Tết ông bà nội, gặp các con chị phải dặn trước là “ai hỏi bố đâu, bảo bố đi chúc Tết sẽ xuống sau”. Rồi kịch bản cũng xảy ra tương tự. Ông bà, họ hàng ai cũng hỏi, chị luôn phải viện cớ “anh đi chúc Tết” cho việc vắng mặt của anh.

Tối mùng 1, lúc này không còn là cơn tức giận nữa, bao trùm lên tất cả là nỗi lo lắng. Chị làm gì cũng chỉ trực nhìn điện thoại. Ngoài những tin nhắn chúc Tết được gửi đến mà chị không buồn nhắn lại, tuyệt nhiên không có tin tức gì của anh. Tất cả mọi kế hoạch tiêu tan.

Bỗng có tiếng điện thoại reo, chị vội vàng nghe máy. Đầu dây bên kia giọng nam ấp úng: “Chị ơi, chị vào viện đi, anh ấy say quá, tối qua va chạm xe máy nhưng mọi chuyện ổn rồi. Anh ấy dặn không được báo với chị nhưng giờ chúng em phải về rồi, anh ở lại không có người chăm sóc. Thôi thì vì năm mới, mong chị bớt giận…”. Hoa mắt, chóng mặt, chị như không đứng nổi. Nhưng rồi sau tất cả chị cũng trấn tĩnh lại. Thì ra lý do vắng mặt ngày mùng 1 Tết chỉ là vì rượu.

Chị định bụng không vào trông nom nữa. “Phải để cho lão biết mà chừa đi!”. Nghĩ vậy rồi nhưng chị vẫn phải lóc cóc lôi xe tức tốc vào viện. Tất cả cũng chỉ vì rượu mà ra. Không biết sau đận này lão có tỉnh ngộ, chị thầm nghĩ!

Theo Phương Nghi (Gia đình & xã hội)